Quan điểm giao tiếp với việc xác lập các phương tiện diễnđạt của phong cách ngôn ngữ báo

Một phần của tài liệu dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp (Trang 32)

Theo quan điểm giao tiếp, tri thức về Tiếng Việt phải đƣợc chuyển hoá thành quy tắc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động lời nói. Do vậy khi dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí theo quan điểm giao tiếp, chúng ta phải xác định rõ những đặc trƣng cơ bản của ngôn ngữ báo chí. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xác lập các phƣơng tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí. Ngôn ngữ báo chí có ba đặc trƣng cơ bản: tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn. Các đặc trƣng đó đƣợc thể hiện ở những phƣơng tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí và tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí.

Vì từ và câu có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động giao tiếp, nên trong quá trình dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí, cần dành một sự quan tâm thích đáng tới việc hƣớng dẫn học sinh sử dụng các phƣơng tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí mà trọng tâm là từ vựng và ngữ pháp.

2.1.1.1. Đặc điểm về từ vựng trong phong cách ngôn ngữ báo chí

Khi sử dụng một từ ta đã đƣa từ đó vào hoạt động. Lúc này, cần tuân thủ một số quy tắc để cuộc giao tiếp đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Một số quy tắc cơ bản khi sử dụng từ trong giao tiếp: dùng từ đúng hình thức âm thanh và cấu tạo; dùng từ đúng về nghĩa; dùng từ đúng về khả năng kết hợp; dùng từ đúng phong cách ngôn ngữ; dùng từ phù hợp với tình huống nói năng, với các nhân tố giao tiếp; dùng từ phù hợp với nội dung toàn ngôn bản; dùng từ sáng tạo.

Trong luận văn này, chúng tôi lƣu ý quy tắc dùng từ đúng phong cách ngôn ngữ báo chí và dùng từ phù hợp với tình huống nói năng, với các nhân tố giao tiếp.

Từ dùng đúng phong cách là biết lựa chọn những từ phù hợp với kiểu văn bản. Ví dụ, cần dùng những từ đơn nghĩa trong biên bản, đơn từ để tránh tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau; có thể chọn dùng từ đa nghĩa trong bài văn miêu tả, kể chuyện vì chúng diễn tả đƣợc một cách hàm súc những điều ngƣời nói, ngƣời viết muốn bày tỏ. Khi tiến hành dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, giáo viên cần lƣu ý học sinh đặc trƣng của Phong cách ngôn ngữ báo chí và so sánh với

phong cách ngôn ngữ hành chính. Trong lĩnh vực báo chí, ta có thể sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ nghệ thuât (so sánh, nhân hoá, ẩn du, cƣờng điệu,…) để tăng tính hấp dẫn sinh động trong khi thông tin (nhất là phần quảng cáo), nhƣng ở lính vực hành chính thì ta không đƣợc sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật… Từ ngữ đƣợc sử dụng trong văn bản báo chí đa dạng hơn trong văn bản hành chính. Ngoài từ ngữ toàn dân đƣợc sử dụng ở cả hai văn bản, thì ở văn bản báo chí còn xuất hiện những từ ngữ địa phƣơng, khẩu ngữ, tiếng lóng,… (văn bản hành chính hạn chế tối đa, thậm chí không cho phép sử dụng những từ ngữ này). Khi tiếp nhận lời nói, những hiểu biết về đặc trƣng phong cách của từ cho biết một số từ trong ngôn bản mà ta nghe hay đọc không phù hợp phong cách, đó là do lỗi dùng từ hay là một dụng ý của ngƣời nói, ngƣời viết; nếu là lỗi cần khắc phục thế nào, nếu có dụng ý, cần hiểu dụng ý đó nhƣ thế nào.

Nhìn chung từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, và có thể nói, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng rất đặc trƣng. Ví dụ: bản tin thƣờng dùng danh từ riêng chỉ địa danh, tên ngƣời, thời gian, sự kiện….phóng sự dùng nhiều từ ngữ miêu tả sự kiện, hình ảnh địa phƣơng, nhân vật,…tiểu phẩm dùng nhiều từ ngữ thân mật, gần gũi, có sắc thái mỉa mai, châm biếm.

2.1.1.2. Đặc điểm về ngữ pháp trong phong cách ngôn ngữ báo chí

Dùng câu có thể là tạo câu (đặt câu khi nói hoặc viết), cũng có thể là tiếp nhận câu do ngƣời khác tạo ra. Ở một khía cạnh nào đó, hoạt động tạo câu mang tính chủ động hơn và chịu sự chi phối nghiêm ngặt hơn bởi hệ thống quy tắc ngôn ngữ và quy tắc ngoài ngôn ngữ. Một số quy tắc đặt câu trong giao tiếp: đặt câu đúng quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt; đặt câu có thông tin, có tính chính xác; đặt câu phải phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí và tình huống giao tiếp; đặt câu phải phù hợp câu khác trong văn bản; đặt câu phù hợp với loại văn bản.

Khi dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 theo quan điểm giao tiếp, giáo viên cần lƣu ý về quy tắc đặt câu cho phù hợp với đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ báo chí và tình huống giao tiếp cụ thể. Nhìn chung câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng, nhƣng thƣờng ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác. Có thể viết câu ngắn nhƣ trong tin

vắn, có thể viết những câu dài với kết cấu phức hợp nhƣ trong phóng sự, nhƣng cũng có những câu gần với lời nói hằng ngày nhƣ trong tiểu phẩm.

Một phần của tài liệu dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp (Trang 32)