Hướng khai thác cụ thể

Một phần của tài liệu dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp (Trang 48)

Chúng tôi không khai thác bài học theo hƣớng dạy cái gì (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách học tốt Ngữ văn 11, và tài liệu bồi dƣỡng thực hiện chƣơng trình, sách giáo khoa môn ngữ văn 11 (hè 2007) đã khai thác theo hƣớng này), chủ yếu khai thác theo hƣớng dạy học bài học này

như thế nào (theo quan điểm giao tiếp). Bài Phong cách ngôn ngữ báo chí có thể đƣợc triển khai theo nhiều phƣơng pháp khác nhau. Tuy nhiên trƣớc khi dạy học bài này, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trƣớc nội dung bài học, đồng thời chuẩn bị một số tờ báo:

Phần I: Ngôn ngữ báo chí

1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí

Giáo viên yêu cầu học sinh phân loại các báo theo bốn tiêu chí mà giáo viên đƣa ra (theo phƣơng tiện; theo định kỳ xuất bản; theo lĩnh vực hoạt động xã hội; theo đối tƣợng độc giả, theo giới tính, lứa tuổi). Giáo viên hƣớng dẫn học sinh phân tích các ví dụ đã cho ở sách giáo khoa, sau đó gợi ý cho các em khái quát lại các thể loại văn bản báo chí. Học sinh cho thêm các ví dụ khác từ các tờ báo mà các em mang theo.

2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí:

Giáo viên yêu cầu học sinh cho thêm ví dụ về các thể loại khác của văn bản báo chí (ngoài ba thể loại vừa phân tích: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm). Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết của các em về ngôn ngữ báo chí. Học sinh tiến hành luyện tập dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Bài tập 3 quan trọng vì có tính thực tiễn, qua đó giáo viên kiểm tra đƣợc mức độ hiểu bài và bƣớc đầu hình thành kĩ năng viết bản tin cho học sinh.

Phần II: Các phƣơng tiện diễn đạt và đặc trƣng của ngôn ngữ báo chí

Giáo viên nên lấy ví dụ thực tế ở các tờ báo từ đó khái quát lên nội dung lý thuyết về các phƣơng tiện diễn đạt và đặc trƣng của ngôn ngữ báo chí. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm ví dụ từ các tờ báo mà các em đem theo. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh làm bài tập 1 tại lớp và cho bài tập tƣơng tự yêu cầu học sinh làm tại lớp để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh. Học sinh về nhà làm bài tập 2 vào giấy, nộp lại vào tiết học sau.

(Tham khảo thêm ở giáo án thực nghiệm bài Phong cách ngôn ngữ báo chí- phần phụ lục 1) Đối với bài học Tiếng Việt này, giáo viên cần dạy cho học sinh có đƣợc kĩ năng: (1) Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu (bảng tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm) và các loại báo khác nhau về phƣơng tiện, định kỳ, lĩnh vực, đối tƣợng. (2) Nhận biết và phân tích những biểu hiện về ba đặc trƣng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí phân biệt với các phong cách

ngôn ngữ khác. (3) Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ, câu văn, biện pháp tu từ. (4) Bƣớc đầu biết viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản.

Trên đây là hƣớng triển khai cách dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí lớp 11 theo quan điểm giao tiếp. Đây chỉ là một trong nhiều cách khai thác bài học này theo quan điểm giao tiếp, chƣa phải là cách dạy tối ƣu; chỉ là gợi ý một hƣớng khai thác nhằm kích thích thái độ học tập và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh; đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng thực hành, ứng dụng những điều đã đƣợc học vào trong quá trình giao tiếp để giao tiếp có hiệu quả. Quan điểm giao tiếp trong dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí lớp 11 có nghĩa là dạy học trong giao tiếp, bằng giao tiếp, để giao tiếp. Tức là cho học sinh dùng Tiếng Việt để giao tiếp, dạy cho học sinh cách thức giao tiếp bằng Tiếng Việt.

Một phần của tài liệu dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)