Nội dung, phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp (Trang 52)

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong năm học 2011 – 2012 theo quy trình gồm sáu bƣớc: (1) Gặp gỡ giáo viên dạy thực nghiệm (nêu nhiệm vụ, giao tài liệu thực nghiệm). (2) Giáo viên cả hai lớp (thực nghiệm và đối chứng) tiến hành dạy bài học Phong cách ngôn ngữ báo chí. Chúng tôi dự giờ các tiết dạy ở lớp thực nghiệm, xin giáo án của giáo viên dạy lớp đối chứng. (3) Kiểm tra chất lƣợng học sinh sau mỗi tiết học (cả lớp thực nghiệm và đối chứng). (4) Thống kê, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm bằng các phƣơng pháp thống kê toán học. (5) Phát phiếu tham khảo ý kiến giáo viên và học sinh. (6) Kết luận về thực nghiệm sƣ phạm. Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tiến hành ở khối lớp 11 tại các trƣờng trung học phổ thông (THPT): trƣờng THPT Ngô Quyền (Thành phố Nam Định), trƣờng THPT Nguyễn Huệ (Thành Phố Nam Định), trƣờng THPT Mỹ Lộc (Huyện Mỹ Lộc). Cả ba trƣờng đều ở tỉnh Nam Định.

Chúng tôi chọn ba trƣờng này vì muốn có một sự đánh giá trên diện rộng với nhiều loại đối tƣợng học sinh để kết quả mang tính khách quan và thuyết phục hơn. (THPT Nguyễn Huệ là trƣờng nằm trong tốp đầu của thành phố Nam Định với điểm bình quân đầu vào cao nhất nhì thành phố; THPT Mỹ Lộc là trƣờng ở khu vực nông thôn; THPT Ngô Quyền tuy ở thành phố Nam Định nhƣng không phải là trƣờng chất lƣợng cao).

Trong mỗi lớp đều có đủ các đối tƣợng học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu kém. Chúng tôi đã chọn các lớp dạy thực nghiệm và đối chứng nhƣ sau: ở trƣờng THPT Ngô Quyền, lớp thực

nghiệm là 11A2, 11A3; lớp đối chứng là 11A6, 11A7. THPT Nguyễn Huệ, lớp thực nghiệm là 11A1, 11A2; lớp đối chứng là 11A3, 11A5. THPT Mỹ Lộc, lớp thực nghiệm là 11A2; lớp đối chứng là 11A5. Bài học Tiếng Việt đƣợc thực nghiệm là: Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Chúng tôi chọn ngẫu nhiên trong số những giáo viên đang dạy khối 11 ở các trƣờng với yêu cầu có ít nhất từ ba năm kinh nghiệm giảng dạy trở lên. Với yêu cầu này, chúng tôi đã chọn đƣợc các giáo viên sau: (1) Ở trƣờng THPT Ngô Quyền: lớp thực nghiệm do thầy N.V.L (ngƣời thực hiện luận văn này) dạy. Lớp đối chứng do cô T.T.T.M dạy. (2) Ở trƣờng THPT Nguyễn Huệ: Lớp thực nghiệm do cô N.T.N dạy theo giáo án thực nghiệm. Lớp đối chứng do cô Đ.T.D dạy theo cách bình thƣờng. (3) Ở trƣờng THPT Mỹ Lộc: lớp thực nghiệm do cô N.T.T.H dạy theo giáo án thực nghiệm. Lớp đối chứng do cô T.T.L.H dạy theo cách dạy bình thƣờng.

Câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở cuối mỗi bài dạy do các giáo viên dạy lớp thực nghiệm và đối chứng cùng thống nhất với nhau theo yêu cầu của việc dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí theo quan điểm giao tiếp, theo nội dung và mức độ yêu cầu của chƣơng trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Một phần của tài liệu dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp (Trang 52)