Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng

Một phần của tài liệu dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp (Trang 27)

Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. Các mức độ về kiến thức, kĩ năng đƣợc thể hiện cụ thể trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của chƣơng trình giáo dục phổ thông.

Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chƣơng trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Mức độ cần đạt đƣợc về kiến thức đƣợc xác định theo sáu mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.

Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm bài thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,… Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.

Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn lớp 11 quy định mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với các chủ đề (chúng tôi chỉ trích dẫn chủ đề Tiếng Việt, cụ thể là bài học phong cách ngôn ngữ báo chí) nhƣ sau:

BÀI HỌC TIẾNG VIỆT MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Phong cách ngôn ngữ báo chí

-Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí với các phong cách ngôn ngữ khác đã học (nêu đƣợc các đặc điểm, lấy ví dụ minh họa).

-Biết cách phân tích, lĩnh hội các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.

-Biết viết một số văn bản báo chí thông tin: tin tức, quảng cáo

1.2.3. Thực trạng dạy và học bài phong cách ngôn ngữ báo chí nói riêng và phần Tiếng Việt lớp 11 trung học phổ thông nói chung

Chúng tôi dạy thực nghiệm và dự giờ một số lớp ở các trƣờng trung học phổ thông của tỉnh Nam Định và nhận thấy hầu hết học sinh không có hứng thú trong các giờ học Tiếng Việt, trong đó có bài phong cách ngôn ngữ báo chí. Một số học sinh lại không chú tâm tìm hiểu, học hỏi; thậm chí chỉ thích đọc những loại sách báo mang chức năng giải trí, thỏa mãn sự tò mò là chính.

Một số học sinh bị mất kiến thức cơ bản mà chƣa đƣợc bồi dƣỡng kịp thời, không hiểu, thậm chí rất ngô nghê về Tiếng Việt.

Đa phần học sinh và một số giáo viên ngán ngại dạy học phần Tiếng Việt hơn phần Văn học. Tiếng Việt không nằm trong cấu trúc chƣơng trình thi tốt nghiệp Trung học phổ thông nên cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học đều mang tâm lý qua loa, dạy cho có và học cho xong.

Thời gian học về Tiếng Việt không nhiều, lại ít có sự đào sâu dẫn đến hiện trạng phổ biến: khó nhớ, mau quên, học vẹt, học thuộc lòng chứ thật sự không hiểu hết vấn đề. Kiến thức nói

chung và phần lý thuyết Tiếng Việt nói riêng học ở năm trƣớc thì năm sau đã quên, chứ chƣa nói đến chuyện học ở bậc Trung học cơ sở lên bậc Trung học phổ thông mới thực hành. Học sinh thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức, ít chịu học hỏi lại những vấn đề mình chƣa hiểu kĩ, chƣa khắc sâu,… phần đông các em học cho xong bài học.

Khi hƣớng dẫn học sinh thực hành, nhiều giáo viên còn mang tâm lí “sợ” thoát ly kiến thức từ sách giáo khoa, sách giáo viên nên thiếu linh hoạt, ít sáng tạo, thiếu hấp dẫn, ít mở rộng phần luyện tập (có khi dạy tiết Tiếng Việt chƣa hết 45 phút); có giáo viên chƣa thực sự tâm huyết, đam mê với nghề nghiệp, lên lớp theo phƣơng pháp cũ, thiếu sáng tạo, thiếu hấp dẫn…nên hiệu quả đạt đƣợc so với mục tiêu bài học đặt ra chƣa thực sự nhƣ ý muốn

Đặc thù của các môn khoa học xã hội và nhân văn là nội dung kiến thức thƣờng đƣợc trình bày trong sách giáo khoa, sách giáo viên nên nếu giáo viên không chịu khó đổi mới, sáng tạo thì dễ đi vào con đƣờng mòn là trình bày lại những nội dung cố định. Chúng tôi đã dự nhiều giờ nhiều tiết dạy Tiếng Việt và nhận thấy các giáo viên chỉ cố gắng trình bày lại những điều đã có sẵn trong sách giáo khoa, vì thế giờ học rơi vào tình trạng hình thức, học sinh học xong tiết Tiếng Việt nhƣng chƣa chắc đã rèn đƣợc kĩ năng giao tiếp.

Ngay cả những giờ giảng đƣợc đánh giá là thành công thì tính chất “độc diễn” của giáo viên vẫn thể hiện khá rõ. Thậm chí có những giờ dạy diễn ra rất sôi nổi nhƣng thực chất chỉ là một “màn kịch” dàn dựng khéo, tất cả đã đƣợc giáo viên tập trƣớc, cả những câu hỏi bài cũ và chỉ định luôn những học sinh nào sẽ phát biểu. Nhiều giáo viên đƣợc khen là “dạy hay”, song thực chất là “diễn thuyết” hay và học sinh học xong là kiến thức cứ dần trôi đi.

Tuy nhiên, để đổi mới phƣơng pháp giảng dạy thành công, nếu chỉ có sự nỗ lực từ phía giáo viên thì không đem lại kết quả gì mà quan trọng là cần có sự hƣởng ứng tích cực từ phía học sinh. Thói quen học tập thụ động, đối phó của các em học sinh là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học. Hiện học sinh phải học nhiều môn, các em không có điều kiện đầu tƣ thời gian thích đáng cho tất cả các môn, vì vậy mới sinh ra tình trạng học lệch.

Học theo phƣơng pháp mới đòi hỏi các em phải đầu tƣ nhiều thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu, thu thập, xử lý thông tin khoa học… Đa số học sinh không đủ các tài liệu tham khảo cần thiết và chƣa hình thành đƣợc tƣ duy phản biện, độc lập trong học tập. Những khó khăn từ hai phía thầy và trò khiến cho tình trạng đổi mới phƣơng pháp dạy học ở nhiều môn (trong đó có môn Ngữ văn) rơi vào vòng luẩn quẩn, hình thức, ít có chuyển biến mạnh và hiệu quả cao.

Nguy hại nhất là tƣ duy tự bằng lòng, an phận đã trở nên phổ biến trong cả giáo viên và học sinh. Giáo viên bằng lòng với việc học sinh làm bài giống với ý mình, càng giống càng tốt và học sinh thì không coi việc chép tài liệu, quay cóp khi kiểm tra là xấu.Từ những thực trạng đang diễn ra ở các trƣờng Trung học phổ thông hiện nay, chúng ta cần có những giải pháp để khắc phục, giảm dần tình trạng học đối phó ở học sinh, hƣớng các em đến việc biết cách học và tự học. Đồng thời tạo điều kiện để giáo viên giảng dạy tốt… góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Những cơ sở lí luận và thực tiễn vừa nêu trên sẽ là tiền đề vững chắc cho chúng tôi trong việc nghiên cứu vấn đề dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ Ở LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP

2.1. Quan điểm giao tiếp với nội dung dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông trung học phổ thông

Dạy học bài phong cách nhôn ngữ báo chí theo quan điểm giao tiếp thực chất là dạy học vì mục đích giao tiếp. Dạy về giao tiếp và dạy trong giao tiếp. Muốn vậy, giáo viên phải dạy cho học sinh đƣợc học, đƣợc tập giao tiếp ở trong bài học, ở lớp để rồi biết cách điều chỉnh giao tiếp trong thực tế cuộc sống hàng ngày: biết sử dụng ngôn ngữ, biết nói năng đúng vai, đúng mục đích với ngƣời xung quanh; biết nêu nhận xét, đánh giá trƣớc sự vật, sự việc… (không phải chỉ nhằm tới mục đích là biết làm văn nhƣ trƣớc đây).

Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí theo quan điểm giao tiếp cần ở giáo viên một sự nỗ lực mới. Giáo viên cần có sự đầu tƣ sâu để có một giáo án “mở”. Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí theo hƣớng giao tiếp, giáo viên phải giúp học sinh đƣợc nói, đƣợc viết, đƣợc nêu nhận xét đánh giá; đƣợc tự nhận thấy cái đúng, cái sai trong cách nói, cách nhận xét, đánh giá của mình để khẳng định mình.

Để chuẩn bị cho một tiết dạy học theo hƣớng giao tiếp, giáo viên cần dày công hơn để hiểu đầy đủ, tỉ mỉ nội dung bài học. Nếu nhƣ bài soạn trƣớc đây đơn thuần là soạn những nội dung cho tiết học thì nay bài soạn của giáo viên là bài chuẩn bị cho nhiều tình huống giao tiếp khác nhau.

Thực hành với bài tập trong bài học là một khâu trọng yếu có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và ứng dụng Tiếng Việt trong đời sống của học sinh. Nhƣng hiện nay hầu hết hệ thống bài tập Tiếng Việt ở các sách giáo khoa Ngữ văn chƣơng trình phổ thông chủ yếu đƣợc dùng để minh hoạ lý thuyết về Tiếng Việt mà học sinh vừa học. Do đó, khi thiết kế giáo án cho bài học phong cách ngôn ngữ báo chí, giáo viên cũng nên thiết kế một số bài tập gắn với thực tế, để học sinh ứng dụng những điều vừa mới học đƣợc để làm bài tập. Từ đó học sinh hiểu bài hơn, các em biết đƣợc những kiến thức đó có ích nhƣ thế nào cho cuộc sống và thông qua việc học sinh giải đúng bài tập hay không, giáo viên sẽ biết đƣợc các em hiểu bài ở mức độ nào.

Để đảm bảo quan điểm giao tiếp, ở nội dung luyện tập, giáo viên cần thiết kế bài tập gắn với hoạt động giao tiếp của học sinh; cần đặt bài tập trong những hoạt động giao tiếp cụ thể để quan sát, thể nghiệm; bài tập cần phải tạo đƣợc tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hƣớng

giao tiếp. Chẳng hạn bài tập tình huống giao tiếp liên quan tới thực hành viết bản tin về những vấn đề mang tính thời sự của xã hội, của địa phƣơng, liên quan đến lứa tuổi,… Trong hệ thống bài tập cần phải gợi hƣớng giao tiếp khi áp dụng các tri thức trong bài học sẽ thực hành nhằm định hình trƣớc cho học sinh tác dụng của việc thực hiện các bài tập Tiếng Việt nói chung trong hoạt động giao tiếp của bản thân.

Đồng thời giáo viên cần chỉ ra những nhiệm vụ giao tiếp cụ thể để định hƣớng cho học sinh tạo lập những lời nói cụ thể bằng cách thức thiết kế bài tập sao cho bài tập gắn với các mối quan hệ xung quanh học sinh, giúp các em xác định đƣợc nhiệm vụ và cách giao tiếp với từng đối tƣợng trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Quan điểm giao tiếp với việc xác lập các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ báo chí báo chí

Theo quan điểm giao tiếp, tri thức về Tiếng Việt phải đƣợc chuyển hoá thành quy tắc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động lời nói. Do vậy khi dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí theo quan điểm giao tiếp, chúng ta phải xác định rõ những đặc trƣng cơ bản của ngôn ngữ báo chí. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xác lập các phƣơng tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí. Ngôn ngữ báo chí có ba đặc trƣng cơ bản: tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn. Các đặc trƣng đó đƣợc thể hiện ở những phƣơng tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí và tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí.

Vì từ và câu có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động giao tiếp, nên trong quá trình dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí, cần dành một sự quan tâm thích đáng tới việc hƣớng dẫn học sinh sử dụng các phƣơng tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí mà trọng tâm là từ vựng và ngữ pháp.

2.1.1.1. Đặc điểm về từ vựng trong phong cách ngôn ngữ báo chí

Khi sử dụng một từ ta đã đƣa từ đó vào hoạt động. Lúc này, cần tuân thủ một số quy tắc để cuộc giao tiếp đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Một số quy tắc cơ bản khi sử dụng từ trong giao tiếp: dùng từ đúng hình thức âm thanh và cấu tạo; dùng từ đúng về nghĩa; dùng từ đúng về khả năng kết hợp; dùng từ đúng phong cách ngôn ngữ; dùng từ phù hợp với tình huống nói năng, với các nhân tố giao tiếp; dùng từ phù hợp với nội dung toàn ngôn bản; dùng từ sáng tạo.

Trong luận văn này, chúng tôi lƣu ý quy tắc dùng từ đúng phong cách ngôn ngữ báo chí và dùng từ phù hợp với tình huống nói năng, với các nhân tố giao tiếp.

Từ dùng đúng phong cách là biết lựa chọn những từ phù hợp với kiểu văn bản. Ví dụ, cần dùng những từ đơn nghĩa trong biên bản, đơn từ để tránh tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau; có thể chọn dùng từ đa nghĩa trong bài văn miêu tả, kể chuyện vì chúng diễn tả đƣợc một cách hàm súc những điều ngƣời nói, ngƣời viết muốn bày tỏ. Khi tiến hành dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, giáo viên cần lƣu ý học sinh đặc trƣng của Phong cách ngôn ngữ báo chí và so sánh với

phong cách ngôn ngữ hành chính. Trong lĩnh vực báo chí, ta có thể sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ nghệ thuât (so sánh, nhân hoá, ẩn du, cƣờng điệu,…) để tăng tính hấp dẫn sinh động trong khi thông tin (nhất là phần quảng cáo), nhƣng ở lính vực hành chính thì ta không đƣợc sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật… Từ ngữ đƣợc sử dụng trong văn bản báo chí đa dạng hơn trong văn bản hành chính. Ngoài từ ngữ toàn dân đƣợc sử dụng ở cả hai văn bản, thì ở văn bản báo chí còn xuất hiện những từ ngữ địa phƣơng, khẩu ngữ, tiếng lóng,… (văn bản hành chính hạn chế tối đa, thậm chí không cho phép sử dụng những từ ngữ này). Khi tiếp nhận lời nói, những hiểu biết về đặc trƣng phong cách của từ cho biết một số từ trong ngôn bản mà ta nghe hay đọc không phù hợp phong cách, đó là do lỗi dùng từ hay là một dụng ý của ngƣời nói, ngƣời viết; nếu là lỗi cần khắc phục thế nào, nếu có dụng ý, cần hiểu dụng ý đó nhƣ thế nào.

Nhìn chung từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, và có thể nói, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng rất đặc trƣng. Ví dụ: bản tin thƣờng dùng danh từ riêng chỉ địa danh, tên ngƣời, thời gian, sự kiện….phóng sự dùng nhiều từ ngữ miêu tả sự kiện, hình ảnh địa phƣơng, nhân vật,…tiểu phẩm dùng nhiều từ ngữ thân mật, gần gũi, có sắc thái mỉa mai, châm biếm.

2.1.1.2. Đặc điểm về ngữ pháp trong phong cách ngôn ngữ báo chí

Dùng câu có thể là tạo câu (đặt câu khi nói hoặc viết), cũng có thể là tiếp nhận câu do ngƣời khác tạo ra. Ở một khía cạnh nào đó, hoạt động tạo câu mang tính chủ động hơn và chịu sự chi phối nghiêm ngặt hơn bởi hệ thống quy tắc ngôn ngữ và quy tắc ngoài ngôn ngữ. Một số quy tắc đặt câu trong giao tiếp: đặt câu đúng quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt; đặt câu có thông tin, có tính chính xác; đặt câu phải phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí và tình huống giao tiếp; đặt câu phải phù hợp câu khác trong văn bản; đặt câu phù hợp với loại văn bản.

Khi dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 theo quan điểm giao tiếp, giáo viên cần lƣu ý về quy tắc đặt câu cho phù hợp với đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ báo chí và tình huống giao tiếp cụ thể. Nhìn chung câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng, nhƣng thƣờng ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác. Có thể viết câu ngắn nhƣ trong tin

vắn, có thể viết những câu dài với kết cấu phức hợp nhƣ trong phóng sự, nhƣng cũng có những câu gần với lời nói hằng ngày nhƣ trong tiểu phẩm.

2.1.2. Quan điểm giao tiếp với việc xác định các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cần rèn luyện

cho học sinh khi dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí

Khi học bài phong cách ngôn ngữ báo chí, học sinh cần luyện cả hai kĩ năng tiếp nhận lời

Một phần của tài liệu dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp (Trang 27)