2.2.1.1. Phương pháp thảo luận nhóm Mô tả phương pháp:
Thảo luận là một dạng hoạt động mà trong đó các thành viên đều giải quyết một vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung. Thảo luận giúp học sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn.
Phƣơng pháp thảo luận nhóm là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm. Thảo luận nhóm đƣợc sử dụng rộng rãi, nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập. Tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức hiểu biết, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề của nội dung bài học.
Đây là một trong những phƣơng pháp có sự tham gia tích cực của học sinh. Thảo luận nhóm còn là phƣơng tiện học hỏi có tính chất dân chủ, mọi cá nhân đƣợc tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề khó khăn.
Cách tiến hành:
Bƣớc 1: Công tác chuẩn bị: Ở phần dặn dò và hƣớng dẫn về nhà của tiết học trƣớc giáo viên nêu yêu cầu cần chuẩn bị cho tiết học sau. Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, máy Projecto hoặc máy chiếu, sơ đồ bảng biểu, một số tờ báo và các đồ dùng khác có liên quan… Học sinh: Đọc bài trƣớc ở nhà, soạn các nội dung kiến thức của bài học, chuẩn bị một số tờ báo, giấy khổ lớn, bút, kéo, băng dính… (có thể các đồ dùng này có sẵn ở lớp học).
Bƣớc 2: Tiến trình lên lớp: Đối với bài học phong cách ngôn ngữ báo chí, giáo viên phải xác định đƣợc mục đích yêu cầu của bài: Giúp học sinh nắm đƣợc khái niệm, đặc trƣng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt đƣợc ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác đƣợc đăng tải trên báo. Đồng thời rèn cho học sinh có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí; xác định kiến thức trọng tâm của bài học là: Khái niệm ngôn ngữ
báo chí và các đặc trƣng của ngôn ngữ báo chí; nội dung sẽ đƣợc sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm là phần: Đặc trƣng của ngôn ngữ báo chí và phần luyện tập viết bản tin.
Tiến trình thực hiện:
Với thời gian một tiết (45 phút), giáo viên tiến hành tuần tự các bƣớc lên lớp theo quy định chung. Phần bài mới: giáo viên ghi tiêu đề bài học và đề mục chính lên bảng. Giáo viên nêu chủ đề cần thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận, quy định thời gian thảo luận và phân công vị trí thảo luận cho các nhóm.
Các nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, chất vấn, trao đổi bổ sung ý kiến. Giáo viên bổ sung nội dung mà học sinh trình bày còn thiếu cho hoàn thiện và tổng kết ý kiến đúng. Giáo viên đƣa ra định hƣớng đúng những vấn đề học sinh cần nhớ sau khi thảo luận. Học sinh ghi nhớ hoặc ghi chép nội dung chính của bài học vào vở.
Yêu cầu về sư phạm:
Có nhiều cách chia nhóm: Có thể chia theo số điểm danh, chia theo tổ, theo bàn, theo giới tính, theo vị trí chỗ ngồi… Nhƣng cách chia nhóm làm sao trong nhóm có cả học sinh giỏi, khá , trung bình, yếu là tốt nhất. Số lƣợng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu giữa các nhóm phải bằng nhau để đảm bào công bằng. Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ tuỳ theo vấn đề thảo luận. Tuy nhiên nhóm từ 4-6 học sinh là tốt nhất.
Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau, nhƣng mức độ khó dễ phải giống nhau; quy định rõ thời gian thảo luận. Mỗi nhóm cử một thành viên làm nhóm trƣởng và một thành viên làm thƣ ký ghi chép lại những ý kiến thảo luận. Nhóm trƣởng điều khiển nhóm thảo luận, mời các thành viên phát biểu ý kiến, có thể chỉ định đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm đều đƣợc trình bày ý kiến kể cả những ngƣời rụt rè, e thẹn hay ngại trƣớc đám đông. Nhóm trƣởng và thƣ ký cần đƣợc luân phiên nhau. Cử ngƣời thay mặt nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết quả thảo luận đƣợc trình bày dƣới nhiều hình thức: Trình bày bằng lời; đóng vai; viết hoặc vẽ lên giấy khổ lớn; một ngƣời thay mặt nhóm trình bày, hoặc mỗi ngƣời trình bày một ý… Trong thời gian thảo luận, giáo viên nên đi đến các nhóm để lắng nghe ý kiến của học sinh. Đồng thời giúp đỡ, gợi ý động viên học sinh thảo luận.
Ưu điểm: Hạn chế tối đa lối học thụ động của học sinh. Các em hiểu sâu nội dung trọng tâm của bài học. Khi nhóm thảo luận hoạt động dƣới sự giám sát của thầy cô giáo, những thói quen xấu nhƣ nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn… ít nhiều sẽ bị loại trừ. Động lực trong nhóm
sẽ đƣợc phát huy và những động lực tiềm tàng nơi mỗi cá nhân có dịp đƣợc bộc lộ. Học sinh có tinh thần hợp tác, hỗ trợ, học hỏi nhau trong học tập.
Hạn chế: Lớp ồn (do các nhóm đều thảo luận). Không gian lớp học hạn hẹp, học sinh ngồi theo dãy bàn (hai học sinh/bàn) nên việc thảo luận nhóm của các em bị hạn chế, thiếu đi sự tập trung cần thiết. Khi thảo luận nhóm, lý tƣởng là phải ngồi theo vòng tròn để cho mọi thành viên trong nhóm có thể nhìn thấy nhau, nhƣ thế sẽ dễ thảo luận hơn. Trong 45 phút của một tiết học, giáo viên có nhiệm vụ chuyền tải nhiều nội dung khác nhau của bài học. Nếu thời gian cho việc thảo luận nhiều, giáo viên sẽ không dạy hết bài, nếu thảo luận với thời gian quá ngắn, sẽ không có kết quả nhƣ mong muốn. Đó là chƣa kể việc giáo viên có nhiều vấn đề giao cho nhóm thảo luận nhiều lần trong giờ dạy, vấn đề đem ra thảo luận chỉ còn là hình thức vì không đủ thời gian để hoàn thành. Có học sinh ỷ lại vào nhóm trƣởng nên không tham gia thảo luận do đó giáo viên cần quan sát các nhóm khi thảo luận.
Thảo luận nhóm thành công khi: có mục tiêu rõ ràng, cụ thể; đặt câu hỏi tốt; bầu không khí thuận lợi, thân thiện; mọi ngƣời hƣớng đến mục tiêu chung; đúng giờ
2.2.1.2. Phương pháp phản ứng nhanh Mô tả phương pháp:
Phản ứng nhanh là phƣơng pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh đƣợc nhiều ý tƣởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Thực hiện phƣơng pháp này, giáo viên cần đƣa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận.
Cách tiến hành:
Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần đƣợc tìm hiểu trƣớc cả lớp hoặc trƣớc nhóm. Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đƣa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trƣờng hợp trùng lặp. Giáo viên cùng với học sinh phân loại ý kiến. Làm sáng tổ những ý kiến chƣa rõ ràng. Giáo viên hỏi học sinh có thắc mắc hay bổ sung gì không…
Yêu cầu sư phạm:
Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn bằng một từ hay một câu thật ngắn. Tất cả mọi ý kiến đều cần đƣợc giáo viên hoan nghênh, chấp nhận mà không nên phê phán, nhận định đúng, sai ngay. Cuối cùng, giáo viên nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả học sinh.
Phản ứng nhanh không phải là một phƣơng pháp hoàn chỉnh mà chỉ là sự khởi đầu. Một khi danh sách các câu trả lời đã đƣợc hoàn thành, cần phải cho cả lớp dùng danh sách này để xác định xem câu trả lời nào là đúng, câu nào là sai. Phƣơng pháp phản ứng nhanh có thể dùng để đƣa ra đáp án nhanh hoặc lý giải nhanh một vấn đề trong thời gian ngắn (có thể cách lý giải ấy chƣa đúng nhƣng luyện tập cho học sinh thói quen suy nghĩ nhanh và phản ứng nhanh).
Ưu điểm: Nhờ không khí học tập cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn. Học sinh học đƣợc cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe ý kiến, nhận xét của bạn; từ đó, giúp cá em dễ hoà nhập vào tập thể, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
Hạn chế: Lớp học ồn ào do nhiều học sinh cùng lức nói ra các đáp án. Học sinh đƣa ra nhiều đáp án không chính xác.
Ở giáo án thực nghiệm bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí”, chúng tôi có áp dụng phƣơng pháp phản ứng nhanh này. Khi cho ví dụ là yêu cầu học sinh đặt tiêu đề cho một tiểu phẩm đã có sẵn nội dung. Các học sinh suy nghĩ nhanh và đặt các tiêu đề khác nhau; giáo viên ghi lại các tiêu đề của học sinh lên bảng (ghi luôn cả những tiêu đề không chính xác do học sinh đặt)… Sau đó, giáo viên cùng học sinh phân tích các tiêu đề vừa đƣợc đặt, nhận xét cách đặt tiêu đề của học sinh; cuối cùng, chọn ra tiêu đề phù hợp nhất với yêu cầu, đồng thời chỉ ra lỗi của những tiêu đề không phù hợp.
2.2.1.3. Phương pháp đóng vai Mô tả phương pháp:
Đóng vai là phƣơng pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phƣơng pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát đƣợc. Việc “diễn” không phải là phần chính của phƣơng pháp này mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Cách tiến hành:
Có thể tiến hành đóng vai theo các bƣớc sau: giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. Các nhóm lên đóng vai. Lớp thảo
luận, nhận xét, thƣờng thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn. Giáo viên kết luận.
Yêu cầu sư phạm:
Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học. Tình huống nên để mở, không cho trƣớc “kịch bản”, lời thoại. Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai. Ngƣời đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề. Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia. Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai.
Ưu điểm: Học sinh đƣợc rèn luyện thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trƣờng an toàn trƣớc khi thực hành trong thực tiễn. Gây hứng thú và chú ý cho học sinh. Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hƣớng tích cực. Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Hạn chế: Do không gian lớp học không rộng và thời lƣợng tiết học có hạn nên phƣơng pháp này sẽ ít có hiệu quả khi áp dụng ở lớp học, nhƣng có hiệu quả khi áp dụng ở tiết ngoại khoá hoặc tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Ở giáo án thực nghiệm bài phong cách ngôn ngữ báo chí , chúng tôi có áp dụng phƣơng pháp đóng vai này. Khi cho một tình huống là yêu cầu học sinh đóng các vai để diễn lại một tiểu phẩm đã chuẩn bị trƣớc ở nhà. Dạng bài tập này học sinh rất hứng thú.
2.2.1.4. Phương pháp xử lí tình huống Mô tả phương pháp:
Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn. Ngƣời ta phải đƣa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phƣơng án khác nhau. Tình huống là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, có chứa đựng mâu thuẫn, có tính phức hợp. Trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, không phải bao giờ cũng có giải pháp duy nhất đúng. Tình huống trong giáo dục là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, đƣợc cấu trúc hoá nhằm mục đích giáo dục. Với phƣơng pháp xử lí tình huống, học sinh đƣợc đặt mình vào trong các tình huống có vấn đề gắn với thực tiễn, đòi hỏi phải có những hành động cụ thể đƣa ra phƣơng án giải quyết.
Bƣớc 1: Sử dụng ngữ liệu mẫu để giúp học sinh tri giác tài liệu học tập và tái hiện tri thức cũ. Đây là bƣớc khởi động rất cần thiết cho việc nêu tình huống có vấn đề.
Bƣớc 2: Nêu tình huống có vấn đề đã đƣợc cụ thể hoá bằng một câu hỏi nêu vấn đề, hoặc một bài tập mang nhiệm vụ nhận thức. Ở bài phong cách ngôn ngữ báo chí, để giúp học sinh phân biệt báo chí và ngôn ngữ báo chí giáo viên đƣa ra một tình huống là trên các báo hàng ngày ta thấy có bản tin, bình luận, xã luận;…thậm chí cả thơ, truyên, văn bản luật, văn bản hành chính…Mỗi loại văn bản trên thuộc một phong cách ngôn ngữ khác nhau, chứ không phải tất cả đều thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
Yêu cầu sư phạm:
Trƣớc khi soạn bài cần xác định bài phong cách ngôn ngữ báo chí là loại bài lý thuyết, nhƣng muốn hiểu đƣợc những đặc trƣng của ngôn ngữ báo chí thì phải kết hợp với thực hành bài tập. Đặt vị trí của bài học này vào trong chƣơng trình để thấy hết tầm quan trọng của bài học. Trong khi soạn bài cần tham khảo một hệ thống câu hỏi để đạt tối ƣu những kĩ năng cần thiết nhất để rèn luyện học sinh. Cần dự kiến các tình huống có thể xảy ra khi giảng bài bài học này. Khi giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề cần hƣớng học sinh vào hoạt động nhận thức nhằm kích thích tƣ duy của học sinh. Khi giảng bài trên lớp, giáo viên cần chủ động, sáng tạo, tích cực huy động tối đa học sinh hoạt động theo định hƣớng.
Ưu điểm: Kích thích học sinh tƣ duy, hoạt động tích cực trong học tập.
Hạn chế: Mất nhiều thời gian (giáo viên có thể bị “cháy” giáo án)
Một số lƣu ý: Tình huống giao tiếp, tình huống có vấn đề phải tạo đƣợc không khí học tập thoải mái cho học sinh để kích thích nhu cầu giao tiếp cho các em; phải có chủ đề hấp dẫn, phù hợp với sở thích, với đặc điểm tâm sinh lí của các em. Tình huống giao tiếp, tình huống có vấn đề nên đa dạng, phong phú để luôn hấp dẫn học sinh.
2.2.1.5. Phương pháp ứng dụng Mô tả phương pháp:
Đây là phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết đƣợc học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình sản sinh lời nói trên cơ sở phân tích ảnh hƣởng chi phối của các nhân tố giao tiếp tham gia vào quá trình. Phƣơng pháp này có thể đƣợc vận dụng vào dạy học bài phong cách học ngôn ngữ báo chí. Đây là phƣơng pháp chủ yếu để phát triển lời nói cho học sinh.
Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí theo phƣơng pháp ứng dụng chính là dạy cho học sinh cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong những tình huống điển hình và những tình huống cụ thể. Chẳng hạn, sau khi học xong phần lý thuyết, giáo viên yêu cầu học sinh viết một bản tin vắn về một chủ đề nào đó và trình bày ngay tại lớp. Trong dạy học Tiếng Việt, ứng dụng lý thuyết Tiếng Việt vào thực tế cuộc sống, trong sinh hoạt hàng ngày là mục đích của việc dạy học, là nguyên tắc chỉ đạo việc dạy học, đồng thời là phƣơng tiện để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Ưu điểm: Là con đƣờng ngắn nhất, có hiệu quả nhất giúp học sinh nắm đƣợc các quy tắc sử