Quan điểm giao tiếp với việc xác định các kĩ năng sửdụng Tiếng Việt cần rèn luyện cho

Một phần của tài liệu dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp (Trang 34)

cho học sinh khi dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí

Khi học bài phong cách ngôn ngữ báo chí, học sinh cần luyện cả hai kĩ năng tiếp nhận lời nói (đọc, nghe) và kĩ năng sản sinh lời nói (nói, viết). Tất nhiên cả hai kĩ năng này đều dựa trên các phƣơng tiện diễn đạt và đặc trƣng của ngôn ngữ báo chí. Dƣới đây là những kĩ năng sử dụng lời nói mà học sinh cần luyện tập khi học bài phong cách ngôn ngữ báo chí, nhìn từ quan điểm giao tiếp.

2.1.2.1. Kĩ năng tiếp nhận lời nói

Kĩ năng nghe

Kĩ năng nghe - phát hiện vấn đề chính trong văn bản báo chí, không phát hiện đƣợc cốt lõi vấn đề cần trình bày, ngƣời nghe dễ bị sa vào những chi tiết bề ngoài mà không phát hiện đƣợc bản chất của vấn đề, từ đó dẫn đến những nhận thức sai lầm khi lĩnh hội nội dung ngôn bản. Muốn có kĩ năng nghe-phát hiện vấn đề chính, phải thƣờng xuyên tập nghe, sau đó tóm tắt (hoặc ghi theo) vấn đề đã nghe đƣợc. Thực hành kĩ năng này khi dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí, giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung một bản tin hoặc một bài phóng sự trong các tờ báo mà học sinh mang theo.

Kĩ năng nghe-hiểu lời nói gắn với ngữ cảnh (đặt từ hay phát ngôn trong đơn vị lời nói lớn hơn để hiểu đúng và đủ bản chất lời nói mà mình nghe đƣợc), ngƣời nghe không chỉ giải mã nội dung từ ngữ, câu chữ một cách trực tiếp mà còn cần biết mục đích trò chuyện, thậm chí biết ít nhiều về thái độ, cảm xúc, khuynh hƣớng nhận thức hoặc tƣ tƣởng,… của ngƣời nói để hiểu thấu đáo dụng ý của ngƣời nói và nội dung của thông điệp mà mình nhận đƣợc. Điều này đƣợc thể hiện rõ nhất ở thể loại tiểu phẩm trong báo chí. Thực hành kĩ năng này khi dạy bài phong cách ngôn ngữ báo chí, giáo viên yêu cầu học sinh tìm dụng ý của tác giả trong một tiểu phẩm cụ thể.

Kĩ năng nghe-ghi, để sử dụng hiệu quả các điều nghe đƣợc, trong khi nghe, cần phải ghi chép. Nếu nghe mà không ghi, khi cần sử dụng những điều nghe đƣợc vào một mục đích nào đó, ngƣời nghe khó có thể nhớ một cách chính xác. Muốn nghe-hiểu và ghi chép tốt, cần tạo thói quen duy trì sự chú ý liên tục trong suốt quá trình nghe. Rèn luyện kĩ năng này của học sinh, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành các cuộc phỏng vấn theo các chủ đề nhất định.

Kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thành tiếng là hoạt động dùng mắt để nhận biết một văn bản viết và đồng thời sủ dụng cơ quan phát âm phát ra thành âm thanh để ngƣời khác nghe đƣợc; là hoạt động chuyển ngôn bản viết thành ngôn bản nói (thành ngôn ngữ âm thanh). Muốn đọc thành tiếng cho đúng và hay, ngƣời đọc cần có những kĩ năng: kĩ năng đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính tả; kĩ năng đọc với ngữ điệu thích hợp và kĩ năng sử dụng các yếu tố kèm lời.

Kĩ năng đọc- hiểu, để có đƣợc kĩ năng đọc hiểu nói chung, học sinh cần có kĩ năng đọc hiểu từ ngữ, câu; kĩ năng đọc hiểu đoạn văn, văn bản và hồi đáp văn bản.

2.1.2.2. Kĩ năng sản sinh lời nói

Có hai hình thức sản sinh lời nói: nói và viết. Dù nói hay viết, dù tạo một ngôn bản hoàn chỉnh hay một vài phát ngôn, hoạt động sản sinh lời nói vẫn thực hiện qua bốn giai đoạn:

Kĩ năng định hướng, định hƣớng trong sản sinh lời nói là xác định các nhân tố giao tiếp chi phối nội dung và hình thức của ngôn bản. Để xác định đƣợc nhân tố giao tiếp, ngƣời nói, ngƣời viết cần lần lƣợt đặt và trả lời câu hỏi về mối nhân tố. Ví dụ: cần nói hay viết?Nói/viết với ai? Nói/viết gì? Nói/viết trong hoàn cảnh nào? Nói/viết nhƣ thế nào?

Kĩ năng lập chương trình, để lập đƣợc chƣơng trình cho lời nói tốt, ngƣời nói/ngƣời viết cần biết: (1) Tìm ý bằng cách quan sát, tái hiện những điều đã quan sát hoặc tƣởng tƣợng những điều có thể sẽ xảy ra, theo các nhân tố đƣợc xác định khi định hƣớng. Trình tự quan sát, vị trí và cách thức quan sát, cách phối hợp sử dụng giác quan để quan sát đối tƣợng một cách toàn diện cũng là những kĩ năng mối ngƣời dùng lƣòi cần có để tìm ý cho lời nói của mình phong phú và đa dạng. (2) Lựa chọn, bổ sung và sắp xếp các ý đã tìm đƣợc theo một trình tự hợp lý để có sản phẩm là một dàn bài tốt cho bài nói, bài viết của mình.

Kĩ năng hiện thực hoá chương trình, kĩ năng hiện thực hoá chƣơng trình trong dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí chính là kĩ năng nói hay viết theo dàn bài. (1) Kĩ năng viết: kĩ năng viết trong giao tiếp chính là chuyển từ ý thành lời viết. Thao tác này cần đƣợc thực hiện từ đơn giản tới phức tạp: viết câu, sau đó viết đoạn văn, viết văn bản. (2) Kĩ năng nói: ngôn ngữ ở dạng nói là ngôn ngữ âm thanh, tác động trực tiếp đến ngƣời nghe, cho nên giọng nói tốt cũng góp phần không nhỏ vào hoạt động giao tiếp. Tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp, ngƣời nói cần lựa chọn giọng điệu sao cho thể hiện rõ ràng nhất điều mình muốn nói. Vì vậy, các câu trong lời nói thƣờng có cấu tạo đơn giản hơn trong lời viết cùng nội dung; có những câu không trọn vẹn về nội dung, nhƣng nhờ có ngữ cảnh và các yếu tố kèm lời (ánh mắt, vẻ mặt, điệu bộ, cử chỉ của ngƣời nói) mà ngƣời nghe vẫn hiểu đƣợc nội dung phát ngôn.

Kĩ năng kiểm tra-điều chỉnh, (1) Kiểm tra: cuối cùng, cần đối chiếu với mục tiêu nói, viết và dàn bài đã thiết kế để kiểm tra kết quả. (2) Điều chỉnh: nếu kết quả không đạt đƣợc nhƣ mục tiêu, hoặc không phù hợp với dàn bài, ngƣời nói/ ngƣời viết cần xác định mắc lỗi ở câu nào để điều chỉnh. Quá trình kiểm tra, điều chỉnh đƣợc thực hiện cho đến khi sản phẩm đáp ứng đƣợc các yêu cầu đƣợc xác định ở phần định hƣớng.

Một phần của tài liệu dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp (Trang 34)