Quan điểm giao tiếp với nội dung dạy học bài phong cách ngôn ngữ báochí ở lớp 11 trung

Một phần của tài liệu dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp (Trang 31)

trung học phổ thông

Dạy học bài phong cách nhôn ngữ báo chí theo quan điểm giao tiếp thực chất là dạy học vì mục đích giao tiếp. Dạy về giao tiếp và dạy trong giao tiếp. Muốn vậy, giáo viên phải dạy cho học sinh đƣợc học, đƣợc tập giao tiếp ở trong bài học, ở lớp để rồi biết cách điều chỉnh giao tiếp trong thực tế cuộc sống hàng ngày: biết sử dụng ngôn ngữ, biết nói năng đúng vai, đúng mục đích với ngƣời xung quanh; biết nêu nhận xét, đánh giá trƣớc sự vật, sự việc… (không phải chỉ nhằm tới mục đích là biết làm văn nhƣ trƣớc đây).

Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí theo quan điểm giao tiếp cần ở giáo viên một sự nỗ lực mới. Giáo viên cần có sự đầu tƣ sâu để có một giáo án “mở”. Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí theo hƣớng giao tiếp, giáo viên phải giúp học sinh đƣợc nói, đƣợc viết, đƣợc nêu nhận xét đánh giá; đƣợc tự nhận thấy cái đúng, cái sai trong cách nói, cách nhận xét, đánh giá của mình để khẳng định mình.

Để chuẩn bị cho một tiết dạy học theo hƣớng giao tiếp, giáo viên cần dày công hơn để hiểu đầy đủ, tỉ mỉ nội dung bài học. Nếu nhƣ bài soạn trƣớc đây đơn thuần là soạn những nội dung cho tiết học thì nay bài soạn của giáo viên là bài chuẩn bị cho nhiều tình huống giao tiếp khác nhau.

Thực hành với bài tập trong bài học là một khâu trọng yếu có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và ứng dụng Tiếng Việt trong đời sống của học sinh. Nhƣng hiện nay hầu hết hệ thống bài tập Tiếng Việt ở các sách giáo khoa Ngữ văn chƣơng trình phổ thông chủ yếu đƣợc dùng để minh hoạ lý thuyết về Tiếng Việt mà học sinh vừa học. Do đó, khi thiết kế giáo án cho bài học phong cách ngôn ngữ báo chí, giáo viên cũng nên thiết kế một số bài tập gắn với thực tế, để học sinh ứng dụng những điều vừa mới học đƣợc để làm bài tập. Từ đó học sinh hiểu bài hơn, các em biết đƣợc những kiến thức đó có ích nhƣ thế nào cho cuộc sống và thông qua việc học sinh giải đúng bài tập hay không, giáo viên sẽ biết đƣợc các em hiểu bài ở mức độ nào.

Để đảm bảo quan điểm giao tiếp, ở nội dung luyện tập, giáo viên cần thiết kế bài tập gắn với hoạt động giao tiếp của học sinh; cần đặt bài tập trong những hoạt động giao tiếp cụ thể để quan sát, thể nghiệm; bài tập cần phải tạo đƣợc tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hƣớng

giao tiếp. Chẳng hạn bài tập tình huống giao tiếp liên quan tới thực hành viết bản tin về những vấn đề mang tính thời sự của xã hội, của địa phƣơng, liên quan đến lứa tuổi,… Trong hệ thống bài tập cần phải gợi hƣớng giao tiếp khi áp dụng các tri thức trong bài học sẽ thực hành nhằm định hình trƣớc cho học sinh tác dụng của việc thực hiện các bài tập Tiếng Việt nói chung trong hoạt động giao tiếp của bản thân.

Đồng thời giáo viên cần chỉ ra những nhiệm vụ giao tiếp cụ thể để định hƣớng cho học sinh tạo lập những lời nói cụ thể bằng cách thức thiết kế bài tập sao cho bài tập gắn với các mối quan hệ xung quanh học sinh, giúp các em xác định đƣợc nhiệm vụ và cách giao tiếp với từng đối tƣợng trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể.

2.1.1. Quan điểm giao tiếp với việc xác lập các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ báo chí

Một phần của tài liệu dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp (Trang 31)