2. ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
2.5 Xử lý mai – phân cỡ – rửa mai ghẹ
2.5.1 Mô tả công đoạn
Mai ghẹ được lựa chọn có kích thước từ 4,2cm đến 9cm sau đó được mang đi tách bỏ nội tạng, mắt, mang rồi chà rửa sạch tạp chất dưới vòi nước chảy tiếp theo mai ghẹ được phơi trong bóng mát trong 3-4 giờ.
Mai ghẹ được phân thành các cỡ 4S, 3S, 2S, S, M ,L,cách phân loại này cũng tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng
Trước khi mai ghẹ đưa vào nhồi mai thì được rửa theo các bước sau. - Ngâm trong nước Chlorine có nồng độ 50ppm
- Trong thời gian 20 – 30 tùy thuộc vào độ bẩn của mai ghẹ - Sau đó mai ghẹ được rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo nước
2.5.2 Các yếu tốđầu vào đầu ra của công đoạn
* Sơ đồ
Bảng số liệu
Thông thường số lượng mai ghẹ không được xác định do mai là nguồn nguyên liệu tận thu hơn nữa nếu mai không đạt thì dùng để bán phế liệu.
Nước ở công đoạn này cũng tương đối lớn. Nó bao gồm nước dùng để xử lý mai dưới vòi nước chảy và nước để ngâm mai trước khi nhồi thịt vào mai nhưng lại khó xác định vì hiện tại công ty chưa có dụng cụ quan trắc cho công đoạn này. Công đoạn đang được làm bên ngoài.
Lượng chlorine phụ thuộc vào lượng mai và lượng nước đã dùng.
Đầu vào Đầu ra
Mai ghẹ chưa xử lý ? Nước sạch ? Chlorine ? Mai ghẹ đã xử lý ? Nước thải ? Phế liệu ? 2.5.3 Các vấn đề môi trường Mai ghẹ - Nước sạch - Chlorine - Điện - Nước thải - Phế liệu - Mai ghẹ đã xử lý Xử lý mai- Phân cỡ Rửa mai ghẹ
Ở công đoạn này lượng nước thải khá lớn và mức độ ô nhiễm cao do đó thường được thực hiện ở bên ngoài phân xưởng chế biến.
Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải là nhiều đa số là gạch và dịch ghẹ và các chất hữu cơ hòa tan khác nên là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và sản phẩm của các quá trình tự phân giải phân hủy tạo ra các chất độc hại cho môi trường.
Hơn thế nữa nồng độ hóa chất sử dụng để xử lý mai ghẹ tương đối nhiều gây ảnh hưởng không tốt đối với môi trường mặt khác chất thải rắn của công đoạn này cũng nhiều và phải có phương pháp xử lý riêng.