A: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 1 TÌM HIỂU VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
1.6 Mối quan hệ giữa sản xuất sạch hơn (SXSH), quản lý chất lượng (HACCP) và vệ sinh an toàn lao động (OHSAS )
HACCP OHSAS SXSH
Khái niệm Phòng ngừa mối nguy thông qua các điểm kiểm soát tới hạn
Phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy & rủi ro và sức khỏe và an toàn lao động
Giảm thiểu phát sinh chất thải ngay trong quy trình sản xuất Tiêu chí Chất lượng, hiệu
quả
An toàn cho người lao động. Môi trường lao động tốt hơn
Tiết kiệm hiệu quả bảo vệ môi trường
Là những công cụ quản lý để đạt được mục đích kinh doanh hiệu quả Có mô hình thực hiện như nhau
HACCP, OHSAS và SXSH, Những điểm khác biệt
HACCP OHSAS SXSH
Do đòi hỏi của khách hàng, luật định
Do đòi hỏi của khách hàng, luật định Tự nguyện là nền tảng cho ISO 14000 Phòng tránh được các vấn đề về an toàn thực phẩm trước khi chúng xảy ra
Loại bỏ hoặc kiểm soát các nguy cơ rủi ro, tổn thất về sức khỏe
Giảm thiểu phát sinh ô nhiễm ngay trong quá trình sản xuất
Nhằm đảm bảo tính an toàn của sản phẩm
Cải thiện điều kiện sức khỏe & an toàn lao động
Đảm bảo hiện trạng tốt về kinh tế & môi trường
Phân tích mối nguy thông qua các điểm kiểm soát tới hạn
Nhận biết các mối nguy rủi ro về nghề nghiệp
Tập trung vào các qúa trình sản xuất sử dụng các kĩ thuật chuyên sâu phân tích công nghệ và hiệu quả
Do doanh nghiệp tự làm. Theo dõi & đánh giá của bên thứ ba
Do doanh nghiệp tự làm. Theo dõi & đánh giá của bên thứ ba
Do doanh nghiệp tự làm. Theo dõi & đánh giá
Chứng chỉ cấp quốc gia hoặc do một cơ quan thứ ba cấp Có chứng chỉ do các tổ chức đánh giá quốc tế cấp Không có chứng chỉ 1.7 Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam và trên thế giới * Trên thế giới
Chương trình sản xuất sạch hơn được chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) chính thức phát động vào tháng 9/1990 tại hội nghị Canterbury liên hiệp Anh
- Ở Trung Quốc năm 1995 thành lập trung tâm sản xuất sạch hơn quốc gia và 24 trung tấm sản suất sạch hơn địa phương.
- Ở Thái Lan một công ty chế biến tôm hùm đã áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất & giảm tải lượng BOD trong nước thải.
- Ngành thủy sản Đan Mạch đã giảm được 30-50% nước tiêu thụ nhờ việc áp dụng sản xuất sạch hơn.
* Tại Việt Nam
Đây là một khái niệm rất mới đối với công tác quản lý môi trường nước ta nó chỉ mới được cập nhật trong những năm trở lại đây và hiện đang được khuyến cáo và trình diễn bởi tài trợ nước ngoài.
Sản xuất sạch hơn được đưa vào thực tế ngành chế biến thủy sản từ năm 2000 qua dự án SEAQIP (dự án cải thiên chất lượng xuất khẩu thủy sản)_ do DANIDA tài trợ.
- Trong khuôn khô dự án này đã thực hiện các khóa đào tạo chung tại chỗ cho hơn 560 lượt cán bộ kỹ thuật và quản lý về: quản lý môi trường, kĩ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn, kiểm toán năng lượng.
- 19DN được nhận hỗ trợ tài chính và kĩ thuật trong thực hiện sản xuất sạch hơn.
(số liệu được lấy từ Hội thảo sản xuất sạch hơn 2003 ) Trong đó:
Năm 2000-2003: Đợt 1( 9 DN)
+ Thực hiện tổng số 759 giải pháp
+ Giảm định mức tiêu thụ(so với số liệu nền ) Nước: 30-40%
Điện: 30% Đá : 14-40%
+ Giảm tải lượng ô nhiễm nước thải( trung bình các doanh nghiệp) COD: 47%
BOD5: 37,5% TSS : 22,5%
+ Tổng tiền tiết kiệm điện được: hơn 4,3 tỷ đồng VN Các giải pháp sản xuất sạch hơn đã thực hiện được
+ Tổng số cơ hội đã phát triển 1.029 + Số giải pháp đã thực hiện:
Cải tiến thiết bị: 10% Giải pháp khác: 6% Quản lý nội vi : 43%
+ Tổng kinh phí tiết kiệm được do sản xuất tại 9DN trình diễn đợt 01 là: 4.364.363.883 VNĐ, trong đó:
Giải pháp tiết kiệm điện: 21% Giải pháp khác : 6% Giải pháp tiết kiệm nước: 30%
Đợt 02 theo số liệu báo cáo của 4 nhà máy :
+ Thời gian thực hiện từ tháng 2/2003 đến thánh 6/2003 + Thực hiện tổng số: 187 giải pháp.
+ Tổng tiền tiết kiệm 892.000.000
+ Giảm các định mức tiêu thụ so với số liệu nền Nước : 20-23%
Điện : 11-25% Đá : 18-24%
Qua thời gian thực hiện việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào trong các doanh nghiệp thủy sản đều đã ít nhiều thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên, kết quả triển khai thực hiện khai thực hiện sản xuất sạch hơn tại các cơ sở tương đối khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
Mức độ nhận thức của lãnh đạo cơ sơ về tầm quan trọng của sản xuất sạch hơn đối với quy trình sản xuất kinh doanh của cơ sở
Phương thức tổ chức của nhóm sản xuất sạch hơn và trình độ chuyên môn của các thành viên trong nhóm
Điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp.
Các cơ hội sản xuất sạch hơn và các giải pháp đã thực hiện được:
Sau quá trình đánh giá sản xuất sạch hơn, các công ty đã phát triển được 1030 cơ hội và đã thực hiện được 759 giải pháp sản xuất sạch hơn các giải pháp được thực hiện nhiều nhất là các giải pháp quản lý nội vi (42,68%) và giải pháp tối ưu hóa quá trình sản xuất và dây chuyền sản xuất(41,23 %), sau đó là các giải pháp và cải tiến máy móc thiết bị (10,4%). Trong khi đó các giải pháp thay đổi nguyên vật liệu, thay đổi công nghệ thu hồi và tái sử dụng, sản xuất sản phẩm phụ có ích ít được thực hiện. Chưa có giải pháp nào về cải tiến sản phẩm được triển khai.
Nhận thức trong vấn đề bảo vệ môi trường
Một trong những thành công của đề án là nhận thức về bảo vệ môi trường của các cơ sở tham gia đã được nâng cao một cách đánh kể mặc dù thành công trong áp dụng sản xuất sạch hơn của các cơ sở là khác nhau, trong quá trình thực hiện các cơ sở đều nhận thức được sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận tốt nhất cho quản lý môi trường đồng thời nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh nên được lồng ghép vào trong hoạt động của cơ sở mình.
Hiệu quả kinh tế
Hầu hết các giải pháp tiết kiệm nước, đá, điện đều có vốn đầu tư nhỏ thậm chí không cần đầu tư và nếu cần đầu tư thì thời gian hồi vốn nhanh mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Chỉ trong thời gian ngắn các doanh nghiệp đã có những bước khởi đầu rất tốt, khẳng định khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp thủy sản không chỉ trên phương diện môi trường mà cả trên phương diện kinh tế.