chương trình cụ thể
Để tăng cường hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng, những người làm truyền thông không chỉ chuyển tải thông điệp thông qua những sản phẩm truyền thông đơn lẻ, rời rạc mà còn tổ chức thực hiện các chiến dịch truyền thông với cấu trúc chặt chẽ và quy mô rộng lớn. Chiến dịch truyền thông thường hướng mục đích thông tin, tuyên truyền, vận động về một sự kiện hoặc vấn đề đến quảng đại công chúng. Từ đó làm thay đổi thái độ, hành vi của công chúng về sự kiện hay vấn đề đó.
Thông qua nghiên cứu một số tài liệu về truyền thông và chiến dịch truyền thông, đồng thời khảo sát, phân tích việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về cải cách hành chính nói chung và công tác cải cách thể chế hành chính nhà nước nói riêng trên tạp chí Cộng sản, Quản lý nhà nước, Tổ chức nhà nước, người viết xin đưa ra một số đề xuất về kiến thức và kỹ năng để cơ quan báo chí có thể tổ chức thực hiện thành công một chiến dịch truyền thông.
Trước tiên là nhóm kiến thức cơ bản về báo chí và truyền thông. Những kiến thức về báo chí và truyền thông là nền tảng cho việc tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông của một cơ quan báo chí nói chung và tạp chí nói riêng. Nắm được các mô hình truyền thông, cơ chế tác động của truyền thông, đặc thù và vai trò của truyền thông đại chóng sẽ giúp các nhà quản lý xây
dựng và triển khai các chiến dịch truyền thông một cách hợp lý. Những người tổ chức thực hiện sẽ biết một thông điệp truyền thông chuyển tải tới độc giả như thế nào, mục tiêu cuối cùng của truyền thông là gì, những yếu tổ nào ảnh hưởng đến quá trình truyền thông...
Bên cạnh đó, những kiến thức về báo chí cũng rất quan trọng vì đây là chiến dịch truyền thông do một cơ quan báo chí tổ chức và tác động vào công chúng báo chí. Trước hết, nhà tổ chức phải hiểu được ưu thế và hạn chế của tạp chí và từng loại hình báo chí khi thực hiện chiến dịch truyền thông. Từ đó xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan khác thực hiện chiến dịch cho phù hợp. Các nguyên tắc hoạt động báo chí, chức năng của báo chí, trách nhiệm xã hội của nhà báo là những yêu cầu có tính cơ bản mà những nhà tổ chức cần nắm rõ khi thực hiện chiến dịch truyền thông để đảm bảo thông tin tuyên truyền và vận động đúng hướng.
Nhằm chuyên nghiệp hoá hoạt động tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông, đồng thời để tăng cường tối đa hiệu quả của chiến dịch thì điều quan trọng là các nhà tổ chức phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản. Các nguyên tắc này bao gồm các bước lập kế hoạch cho chiến dịch, triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá động viên. Ngoài ra, Ban biên tập cũng như các nhà báo, biên tập viên các toà soạn phải hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức chiến dịch truyền thông. Từ đó có thể cân nhắc giữa hiệu quả tác động và điều kiện kinh tế để dẫn đến quyết định phát động một chiến dịch hay không.
Không chỉ có kiến thức cơ bản về truyền thông và báo chí, kỹ năng thực hiện là yếu tố rất quan trọng đối với những người tổ chức chiến dịch truyền thông của một cơ quan báo chí.
Trước tiên là kỹ năng phân tích thực trạng: Các toà soạn chú ý phân tích nguồn nội lực và ngoại lực ảnh hưởng đến chiến dịch truyền thông. Việc phân tích thực trạng có ý nghĩa quan trọng bởi vì nó quyết định quy mô của chiến dịch truyền thông. Nếu nhìn thấy các cơ hội từ bên ngoài và điểm mạnh từ bên trong toà soạn thì có thể phát triển chiến dịch sâu rộng. Còn nếu xác định điểm yếu nội lực và cơ hội về ngoại lực thì có thể tập trung vào một số hoạt động mà toà soạn có thể thực hiện tốt hơn cả. Đồng thời có thể phối hợp với các cơ quan truyền thông khác để bổ sung nguồn lực. Nếu nhận thấy điểm mạnh nội lực và các thách thức ngoại lực thì có thể tìm những lĩnh vực khác có tiềm năng hơn lĩnh vực đang thực hiện. Còn nếu nhìn thấy các điểm yếu nội lực và thách thực ngoại lực thì nên giảm bớt các hoạt động hoặc quyết định ngừng triển khai chiến dịch nếu không thể khắc phục được thách thức ngoại lực.
Kỹ năng thiết kế thông điệp: Để thiết kế thông điệp tốt, những người tổ chức cần chú ý các yêu cầu của một thông điệp trong chiến dịch truyền thông. Trước hết, thông điệp phải phù hợp với đối tượng, phải gắn với mục tiêu của chiến dịch, hướng tới làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng. Ngoài ra còn có sự nhất quán giữa thông điệp chính với các thông điệp cụ thể xuyên suốt chiến dịch.
Kỹ năng tìm và tạo sự kiện: Nếu không có sự kiện, cơ quan báo chí không thể tổ chức chiến dịch truyền thông. Sự kiện là chất liệu quan trọng nhất làm nên một tác phẩm báo chí. Thông tin báo chí là thông tin sự kiện. Vì vậy, để tiến hành một chiến dịch truyền thông trên báo in, các cơ quan báo chí phải tìm thậm chí tạo sự kiện. Sự kiện báo chí không đơn thuần là sự việc diễn ra trong đời sống xã hội mà là sự việc đã được phản ánh qua lăng kính chủ quan của nhà báo. Sự kiện của chiến dịch truyền thông trên báo in phải
đảm bảo yêu cầu: có thật, mới, được đông đảo công chúng quan tâm, được báo chí phản ánh.
Kỹ năng xây dựng kế hoạch: Việc xây dựng một khung kế hoạch trong khuôn khổ một chiến dịch là rất cần thiết. Từ kế hoạch đó, toà soạn sẽ phân công cho các nhà báo, biên tập viên thực hiện. Nừu không có kế hoạch thống nhất từ đâu rất dễ dẫn đến tình trạng dẫm chân nhau trong công việc, việc cần thì không làm việc không cần thì làm. Kế hoạch này phải xây dựng trước hết dùa trên việc phân tích thực trạng và mục tiêu của toà soạn khi tiến hành chiến dịch. Đồng thời phải chú ý sự gắn kết giữa các hoạt động trong kế hoạch. Nhưng không nên cứng nhắc trong quá trình thực hiện, tuỳ theo sự phát triển của chiến dịch mà có thể thêm hoặc bớt các hoạt động vào kế hoạch.
Kỹ năng phối hợp hoạt động: Một chiến dịch truyền thông với nhiều sự kiện thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các hoạt động để làm tăng hiệu quả cho nhau và tăng hiệu quả cho cả chiến dịch. Các sự kiện trong chiến dịch truyền thông phải có sự gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau để người đọc cảm thấy là sự kiến liền mạch không chắp vá. Với ưu thế là tạp chí những bài viết mang tính phân tích sâu, cung cấp nhiều kiến thức cho độc giả, tuy nhiên lại có sự hạn chế về mặt thời gian vì các tạp chí tác giả lùa chọn thường ra một tháng một số nên việc phối hợp truyền thông càng cần phải chú ý hơn. Các phóng viên, biên tập viên cũng phải phối hợp nhuần nhuyễn với nhau vì mỗi người là một bánh răng trong vòng quay của chiến dịch lớn. Phối hợp với các cơ quan truyền thông khác vì tạp chí và các loại hình báo chí, truyền thông khác đều có những ưu thế và hạn chế riêng nên nếu phối hợp được với các cơ quan truyền thông khác thì hiệu quả của chiến dịch tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, mỗi tạp chí lại có đối tượng độc giả riêng, phạm vi phát hành
chủ yếu khác nhau nên cũng có thể phối hợp với các cơ quan báo chí khác để mở rộng tầm ảnh hưởng.
Kỹ năng làm báo: Vì chiến dịch truyền thông do một cơ quan báo chí tổ chức nên những người thực hiện cần phải có kỹ năng làm báo cơ bản tốt để có những sản phẩm báo chí chất lượng thì mới đảm bảo được thành công của chiến dịch. Khi thu thập thông tin, những người làm báo cần phân tích và xử lý một cách phù hợp nhất để không bỏ sót những thông tin đắt giá.
Tổ chức thành công một chiến dịch truyền thông không chỉ tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của công chúng mà còn giúp nâng cao chất lượng và uy tín của cơ quan báo chí, truyền thông.
Kết luận
Đề tài luận văn “Báo chí với vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay” mới chỉ là bước đầu tiếp cận nên không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Từ trước đến nay, đề tài báo chí với các vấn đề chính trị xã hội có rất nhiều tuy nhiên đề tài báo chí với cải cách thể chế hành chính nhà nước thì được thực hiện lần đầu tiên. Chính vì thế, khi đưa ra các quan điểm vấn đề báo chí với công cuộc cải cách thể chế hành chính nhà nước, tác giả luận văn khó tránh khỏi những sai sót. Những khảo sát bước đầu và những ý kiến đưa ra có thể còn mang tính chủ quan hoặc chưa phù hợp với thực tế của công việc nhưng giúp tác giả có thêm kinh nghiệm để phục vụ công tác sau này. Đồng thời, đây là những gợi ý mang tính ban đầu để những người quan tâm có cách nhìn mới mẻ hơn trong quá trình tiếp tục nghiên cứu sâu về vấn đề này.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp đối với báo chí. Trong đó, báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu công cuộc đổi mới. Coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhòng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng, tiếp tục phát huy tiềm lực và ưu điểm, khắc phục các yếu kém, khuyết điểm, nâng cao chất lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối
tượng độc giả, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức hạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ.
Trong hàng loạt các nhiệm vụ nêu trên, các tạp chí Cộng sản, Quản lý nhà nước, Tổ chức nhà nước đã triển khai có hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó có nội dung cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay. Qua khảo sát 180 số báo, tác giả đề tài luận văn đã lùa chọn được 338baif viết có nội dung liên quan đến cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay. Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: thu thập, thống kê, phân loại, phân tÝch, so sánh... tác giả đề tài luận văn đã đưa ra những kết luận mang tính hệ thống của việc báo chí tham gia tích cực và công tác tuyên truyền về cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay. Cụ thể là các nội dung tuyên truyền về công tác cải cách thể chế hành chính nhà nước là cải cách thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước ở Việt Nam; đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.
Thông qua khảo sát, nghiên cứu, tác giả đề tài đã chỉ ra một số kết quả đạt được và những hạn chế của các tạp chí Cộng sản, Tổ chức nhà nước, Quản lý nhà nước khi tham gia tuyên truyền về cải cách thể chế hành chính nhà nước. Sau khi chỉ ra được một số nguyên nhân, hạn chế tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay.
Còng qua việc khảo sát, nghiên cứu đề tài đã chỉ ra được một số ưu thế của tạp chí trong việc hoạt động tuyên truyền về cải cách thể chế hành chính
nhà nước Việt Nam. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức cho những người làm báo nhất là những người chuyên viết về nội dung cải cách thể chế hành chính nhà nước ta hiện nay, đồng thời nâng cao chất lượng các Ên phẩm báo chí về đề tài cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam. Từ kết quả thực hiện đề tài đã cho thấy cả ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đối với cơ quan báo chí khi thực hiện vai trò là “cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội và diễn đàn của nhân dân”, góp phần tích cực vào công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung và cải cách thể chế hành chính nhà nước nói riêng theo hướng đồng bộ, thống nhất, hiện đại, tinh gọn, khả thi và công khai.
tài liệu tham khảo
1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đÒ về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội
2. Nguyễn Lê Anh (2002), Báo chí góp phần hoàn thiện chính sách tài chính
đối ngoại, Luận văn thạc sĩ Báo chí, Hà Nội
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết
Hội nghị lần thứ năm về công tác tư tưởng, lý luận báo chí trước yêu cầu mới
4. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Lê Thanh Bình, Báo chí truyền thông và Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Nxb Văn hóa- Thông tin, H.2005;
6. Nguyễn Đức Bình (1995), "Vai trò của báo chí trong hệ thống công tác tư
tưởng", Tạp chí Báo chí & Tuyên truyền (1).
7. Nguyễn Đức Bình (1997), "Những quan điểm hàng đầu đối với công tác
báo chí, xuất bản", Tạp chí Báo chí & Tuyên truyền, (5).
8. Nguyễn Đức Bình (1998), Phấn đấu nâng cao chất lượng, phát huy vai trò
to lớn của báo chí, xuất bản trong thời kỳ mới, Tài liệu môn Báo chí
học, T.2, Khoa Báo chí, Phân viện BCTT xuất bản, Hà Nội.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông (2007), Báo cáo tổng kết 8 năm thi hành
Luật báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Hà
10.PGS.TS Hoàng Đình Cóc- PGS.TS Đức Dòng (2007), Những vấn đÒ của
báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
11.Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. 12.Trần Bá Dung (2000), Các quan điểm của Đảng về báo chí trong thời kỳ
đổi mới (từ 1986 đến 1999), Luận án Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân
văn, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
13.Lê Dòng (2007), Việt Nam đổi mới và hội nhập- Việt nam qua con mắt
phóng viên nước ngoài.
14.Nguyễn Sĩ Dũng (chủ biên) (2007), Kỷ yếu Hội nghị đại biểu Quốc hội với thông tin công chúng và quan hệ với báo chí, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 15.Nguyễn Văn Dững (1996), "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí",
Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền (số 3).
16.Nguyễn Văn Dững (1998), "Phạm vi bao quát và tăng cường hiệu lực QLNN thi hành Luật Báo chí", Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền (4). 17.Nguyễn Văn Dững (2000), "Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về phê bình
và tự phê bình công khai trên báo chí", Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền (3).
18.Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (1998), Báo chí- những điểm nhìn từ thực
tiễn, Tập II, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
19.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần