văn bản quy phạm pháp luật
Xây dựng pháp luật được hiểu là quá trình làm ra các văn bản luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.
Trong cuốn Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật đưa ra khái niệm: Văn bản pháp luật là hình thức thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết, được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm đạt được những mục tiêu quản lý đặt ra. Văn bản pháp luật bao gồm 3 nhóm, đó là: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính. Xây dựng văn bản pháp luật là hoạt động của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nội dung của Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật được nêu trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010: Rà soát và hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật theo từng lĩnh vực, loại bỏ những quy định pháp luật không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lắp. Phát huy hiệu quả của cơ sở dữ liệu quốc gia và văn bản quy phạm pháp luật. Tăng cường năng lực của các cơ quan hành chÝnh nhà nước ở Trung ương và địa phương trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh chờ nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành. Để nâng cao chất lượng và tránh tình trạng thiÕu khách quan, cục bộ trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cần thiÕt phải nghiên cứu đổi mới phương thức, quy trình xây dựng pháp luật từ khâu đầu cho đÕn khâu ChÝnh phủ xem xÐt, quyÕt định hoặc thông qua để trình Quốc hội. Ban hành các quy định bảo đảm sự tham gia cã hiệu quả của nhân dân vào quá
trình xây dựng pháp luật, tổ chức tốt việc lấy ý kiÕn đãng gãp của các tầng líp nhân dân, của những người là đối tượng điÒu chỉnh của văn bản trước khi ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo hoặc yÕt thị, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ngay sau khi ký ban hành để công dân và các tổ chức cã điÒu kiện tìm hiểu và thực hiện.
Thực hiện vai trò chức năng thông tin tuyên truyền về công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật các tạp chí đã thường xuyên nắm bắt nội dung của Chương trình xây dựng luật, pháp luật của từng nhiệm kỳ Quốc hội, của từng năm; tìm hiểu cơ sở chính trị của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Đường lối, chính sách của Đảng được coi là cơ sở để trực tiếp xác lập chương trình xây dựng pháp luật, đặc biệt là các văn bản có hiệu lực pháp luật cao như luật, pháp lệnh. Đây là cơ sở để đảm bảo sự tác động pháp luật đúng định hướng của Đảng.
Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật là rất khó khăn, phức tạp nên để có được dự thảo chất lượng cao, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thành lập ban soạn thảo. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, ban soạn thảo có thể chỉ bao gồm cán bộ, công chức trong một cơ quan, tổ chức nhất định nhưng cũng có thể là người của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Tiếp đó, trưởng ban thành lập tổ biên tập để giúp việc cho ban soạn thảo. Tổ biên tập phải khảo sát, đánh giá tình hình thực tiễn có liên quan đến chủ đề văn bản. Đối tượng của hoạt động khảo sát, đánh giá là hệ thống các quan hệ xã hội và những điều kiện trong đời sống xã hội là cơ sở để phát sinh các quan hệ đó. Trong quá trình soạn thảo dự án luật, các cơ quan chức năng tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia pháp luật, các đối tượng thuộc diện điều chỉnh của luật, các cơ quan, tổ chức kể cả trong nước và nước ngoài cho ý kiến và dự án luật. Đây là
giai đoạn mà các cơ quan báo chí có nhiều dữ kiện, thông điệp để tuyên truyền về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm trên tạp chí Cộng sản, Quản lý nhà nước, Tổ chức nhà nước có liên quan đến chủ đề cải cách thể chế hành chính nhà nước trong đó có nội dung đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là những bài viết về công tác làm luật, quy chế xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương... Thực tế là công tác tuyên truyền về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một nhiệm vụ không hề đơn giản, yêu cầu độ chính xác ở mức cao nhất. Do đó, các tác giả, các biên tập viên và lãnh đạo các cơ quan báo chí phải hiểu và nắm chắc về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng cấp ban hành. Với yêu cầu nêu trên, các tác phẩm viết về nội dung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật xuất hiện phù hợp với thời gian những văn bản đó được xây dựng và ban hành.
Qua các tác phẩm công chúng có thể biết được địa vị pháp lý của từng cấp ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng luật và văn bản hành chính. Ví dụ, trong bài viết Về xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương bảo đảm quyền công dân (TC
Quản lý nhà nước số 8/2006) của TS. Nguyễn Thị Phương- Giảng viên Học viện hành chính đã nêu rất rõ thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản QPPL địa phương cùng với thực trạng và giải pháp. Bài viết được đăng trên chuyên mục Nghiên cứu và trao đổi với mục đích phân tích và rót ra một số kinh nghiệm để hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. Xuất phát từ tính chất pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật, nội dung, mục đích và thẩm quyền xây dựng và ban hành của các cơ quan chính quyền địa phương, Hiến pháp 1992, luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2001, luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004 đã quy định: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xây dựng và ban hành các văn bản là Nghị quyết (Hội đồng nhân dân), Quyết định, Chỉ thị (Uỷ ban nhân dân), tác giả đã chỉ ra một số vấn đề sau: “Pháp luật đã phân định cụ thể về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật giữa hai thiết chế Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, còng như giữa chính quyền địa phương với các cơ quan nhà nước ở Trung ương, nhằm thực hiện chiến lược cải cách hành chính nhà nước; thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa chính quyền Trung ương với chính quyền địa phương, nhất là trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, nhà cửa; trong thu, chi ngân sách địa phương v.v…Căn cứ phân định thẩm quyÒn này phụ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của công việc mà Trung ương hay địa phương giải quyết. Bên cạnh đó, việc xây dựng và ban văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương là nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội ở địa phương, nên cần phải có quy định chi tiết, do đó ở từng cấp địa phương thường có những quy định cụ thể cho huyện hay quận, xã được thực thi trọng phạm vi thẩm quyền...”.
Bảng 3: Thống kê số lượng và tỉ lệ % bài viết có nội dung về đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Tạp chí
Tổng số bài viết về cải cách thể chế hành chính
nhà nước
Bài viết đổi mới quy trình xây
dựng và ban hành văn bản quy phạm PL
Cộng sản 60 16 26,6 %
Tổ chức nhà nước 141 21 14,9 %
Quản lý nhà nước 137 32 23,4 %
Biểu đồ 2: Tỉ lệ % bài viết có nội dung về đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chóng ta có thể điểm một số bài viết về nội dung trên đăng tải trên tạp chí Cộng sản, Tổ chức nhà nước, Quản lý nhà nước trong phạm vi đề tài nghiên cứu: Về quy chế xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp bộ ở nước ta hiện nay [ Quản lý nhà nước, 4/2006]; Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà [Quản lý nhà nước, 4/2006]; Về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương bảo đảm quyền công dân [Quản lý nhà nước, 8/2006]; Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật tổ chức Quốc hội [Quản lý nhà nước, 3/2008]; Nâng cao chất lượng văn bản QPPL [Cộng sản, 6/2008]; Một số kinh nghiệm về xây dựng, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật ở Vĩnh Phóc [Tổ chức nhà nước, 6/2010]; Một số vấn đề rót ra qua việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong công tác tổ chức nhà nước tại một số tỉnh phía Nam [12/2007];...