Tuân thủ những yêu cầu đối với thông tin báo chí để đảm bảo tính hiệu quả trong việc tuyên truyền về cải cách thể chế hành chính nhà

Một phần của tài liệu tiêu luận Thực trạng báo chí đối với vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 73)

tính hiệu quả trong việc tuyên truyền về cải cách thể chế hành chính nhà nước

Tuy vẫn có những yêu cầu chung đặt ra đối với thông tin báo chí khác nhau. Chỉ có tuân thủ đúng những yêu cầu đó, thông tin báo chí mới trở nên có tác dụng và trở thành công cụ của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý xã hội nói chung và chức năng cải cách thể chế hành chính nhà nước nói riêng.

Yêu cầu đầu tiên đối với thông tin là phải có quan điểm giai cấp trong việc phân tích và đánh giá nó. Cải cách thể chế hành chính nhà nước có hiệu quả đòi hỏi phải có thông tin có hệ thống, tổng hợp, tức là thứ thông tin kết hợp được các loại tin tức khác nhau, gắn bó với nhau về mặt lịch sử và logic nằm trong một trật tự và một trình tự chặt chẽ. Một thứ thông tin như vậy cho phép chủ thể thực hiện công tác cải cách thể chế hành chính nhà nước thường xuyên xem xét khách thể của hoạt động trong toàn bộ tính phức tạp và đa dạng của nó, điều chỉnh cải cách khách thể theo mỗi hoàn cảnh cụ thể.

Một yêu cầu khác đối với thông tin chính là thông tin phải ăn khớp hay đúng với mục đích của đối tượng truyền phát và sử dụng thông tin báo chí.

Do đó thông tin phải đảm bảo thực hiện các chức năng một cách hợp lý, thực hiện những quyền hạn một cách đầy đủ nhất và thực hiện toàn bộ trách nhiệm đối với mỗi quyết định đưa ra.

Thông tin tối ưu, đầy đủ là yêu cầu không thể thiếu đối với thông tin dùng trong công tác cải cách thể chế hành chính nhà nước của báo chí. Bảo đảm thông tin tối ưu có nghĩa là cung cấp thông tin cần thiết vừa đủ để đưa ra những quyết định đúng, có hiệu quả cho công tác. Tính tối ưu của thông tin, tính cần và đủ của thông tin có nghĩa là thông tin phải chứa đó đựng: tất cả những tin tức cần thiết về tất cả các thông số của hoạt động cải cách; chứa đựng những tin tức cần thiết về khách thể; những đặc trưng số lượng chính xác và xác định; những tin tức tin cậy không có những sai lệch. Ví dụ như khi thông tin về cải cách thủ tục hành chính thì báo chí phải chỉ rõ cho công chúng biết về thời gian thực hiện các quy định một cách chính xác, giải thích các khái niệm liên quan(“một cửa”, “một cửa liên thông”...)một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Đó là thông tin xuôi chiều từ chủ thể đến khách thể, ngoài ra còn thông tin về công tác cải cách thủ tục hành chính một cách tối ưu, đầy đủ trong thực tiễn. Hai chiều thông tin trên sẽ hỗ trợ và có tác động quan lại với nhau nhằm phát triển quá trình thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính nói riêng và cải cách thể chế hành chính nước nói chung.

Tính chính xác nói lên mức độ chi tiết hoá thông tin, mức độ gần gũi với nguyên mẫu mà nó phản ánh. Thực tế cho thấy thông tin càng đầy đủ, càng chính xác, càng chi tiết bao nhiêu thì tính có căn cứ của các vấn đề liên quan đến cải cách thể chế hành chính nhà nước càng tăng lên bấy nhiêu. Việc nâng cao trình độ chính xác của thông tin đòi hỏi phải tăng số lượng và sự đa dạng của nó, mà điều đó lại liên quan đến những chi phí lớn. Vì vậy, trong công tác tuyên truyền về cải cách thể chế hành chính nhà nước phải tìm ra giới hạn hợp lý của chi phí cho truyền thông: kết quả của việc thực hiện công

tác tuyên truyền cho cải cách thể chế hành chính nhà nước phải lớn hơn giá trị chi phí cho thông tin báo chí dùng để thực hiện công tác đó. Muốn thế, cần áp dụng những phương pháp tiến hành những sự lùa chọn thích hợp để nghiên cứu và rót ra những thông tin cần thiết cho toàn bộ hệ thống.

Tính chính xác và tính xác thực có mối quan hệ mật thiết với nhau, với sự phản ánh trung thực, khách quan tình hình hoạt động cải cách thể chế hành chính nhà nước và môi trường xung quanh nó. Chỉ khi nào có tính xác thực thì thông tin báo chí mới trở thành kim chỉ nam đáng tin cậy cho các chủ thể liên quan đến công tác cải cách thể chế hành chính nhà nước. Tính xác thực có thể bị giảm do nguyên nhân: chủ quan (định kiến, chủ quan trong việc chuẩn bị thông tin, trình độ chuyên môn chưa cao của những người sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí truyền thông), khách quan (có nhiễu khi truyền tin, không có khả năng thu nhận hay tiếp cận với các sản phẩm báo chí). Khắc phục được những nguyên nhân trên hiệu quả tuyên truyền về cải cách thể chế hành chính nhà nước sẽ ngày một nâng cao.

Cần phải nhận thấy rằng tính đầy đủ tối ưu của thông tin, tính mới mẻ, tính có Ých của nó là những đặc trưng không phải là tuyệt đối, độc lập. Chúng chỉ “phục vụ” cho công tác cải cách thể chế hành chính nhà nước khi tuân thủ những yêu cầu về tính kịp thời, tính linh hoạt. Tính không kịp thời của thông tin ngay cả khi nó có những đặc trưng chất lượng cao (xác thực, đẩy đủ, chính xác...) cũng làm cho nó trở nên vô Ých, dẫn đến chi phí bất hợp lý. Chỉ khi nào thông tin được thu nhận, được xử lý và sử dụng kịp thời thì mới nảy sinh sự cần thiết phải ra quyết định, mới phục vụ cho việc tối ưu hóa công tác tuyên truyền về cải cách thể chế hành chính nhà nước.

Tính cô đọng và logic của thông tin trong các tác phẩm báo chí cũng là một yêu cầu quan trọng. Tính cô đọng nâng cao độ bão hoà thông tin của

những tác phẩm, giảm thời gian truyền đạt và thu nhận thông tin, tiết kiệm phương tiện. Tính ngắn gọn đòi hỏi phải cô đặc nội dung phong phú, đa dạng và phức tạp của những sự kiện chính trị- xã hội trong những lập luận súc tích dễ cảm thụ. Đương nhiên sự cô đọng lại phụ thuộc vào tính chất mà tác giả thông tin trong tác phẩm của mình.

Một phần của tài liệu tiêu luận Thực trạng báo chí đối với vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 73)

w