Phương hướng phát huy vai trò của thông tin báo chí đối với cải cách thể chế hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu tiêu luận Thực trạng báo chí đối với vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 62)

Báo chí với cải cách thể chế hành chính nhà nước có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông tin báo chí là cơ sở, là nền tảng để xây dựng, hoàn thiện cải cách thể chế hành chính nhà nước, ở một khía cạnh khác nội dung cải cách thể chế hành chính nhà nước chính là thông tin, một loại thông tin đặc biệt của báo chí. Cho nên phát huy vai trò của báo chí đối với cải cách thể chế hành chính nhà nước là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình thực hiện cải cách, phát huy vai trò của thông tin báo chí về cải cách thể chế hành chính nhà nước chính là bước quan trọng để cải cách thể chế hành chính nhà nước thực sự có hiệu quả trong thực tiễn.

Quyết định số 246/2005/QĐ-Ttg Phê duyệt “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng năm 2020 đã nêu lên những phương hướng phát triển thông tin trong thời gian tới.

Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xã hội thông tin đang từng bước được hình thành sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà quản lý trong hoạt động quản lý các quá trình xã hội. Đối tượng của hoạt động quản lý rất rộng lớn, đó có thể là quản lý lĩnh vực giáo dục, y tế, báo chí hay kinh tế... Mỗi lĩnh vực đều có thông tin bên trong của hệ thống mình, đồng thời chịu ảnh hưởng của các thông tin bên ngoài, bởi thế khi xã hội thông tin hình thành sẽ

là môi trường thuận lợi để hoạt động quản lý diễn ra, việc nắm bắt nhanh và kịp thời thông tin cũng là đòi hỏi rất quan trọng nếu như nhà quản lý muốn quản lý hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu quả lao động, ứng dụng thông tin truyền thông phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hộ, phải được lồng ghép trong các chương trình, hoạt động quản lý với chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng...

Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông là hạ tầng kinh tế xã hội được ưu tiên phát triển, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phải đi trước một bước. Một trong những cơ sở quan trọng để hình thành nên một xã hội thông tin chính là việc có một hệ thống phương tiện truyền tin hiệu quả, hay chính là hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng- công cụ của Nhà nước khi thực hiện quản lý các quá trình xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho công tác thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng một cách có hiệu quả thông tin vào trong hoạt động quản lý nói chung trong đó có hoạt động cải cách thể chế nói riêng. Nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ báo chí trong việc thu thập thông tin, các cách thức, biện pháp xử lý thông tin sao cho đảm bảo các yêu cầu về tính chính xác, logic và hiệu quả... sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng truyền thông về cải cách thể chế hành chính nhà nước. Phát triển nguồn nhân lực trong công tác truyền thông báo chí phải đảm bảo chất lượng, nguồn nhân lực có trình độ cao hạn chế nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu trong thời đại mới.

Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây cũng đã có nhiều Chỉ thị tăng cường công tác quản lý báo chí và đặc biệt là chương trình hành động triển khai Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa X Về công tác tư tưởng lý luận và báo chí trước yêu cầu mới (7/2007)

Các cơ quan quản lý báo chí đã thực hiện tốt việc chỉ đạo thường xuyên mọi diễn biến của thông tin báo chí, chú ý chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về các sự kiện lớn, đột xuất của Đảng, Nhà nước. Định hướng các cơ quan báo chí về việc phát hiện, cổ vũ, nhân rộng điển hình tiên tiến, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Phối hợp với Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức tốt giao ban báo chí và đánh giá, chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương định hướng thông tin và chỉ đạo thông tin trên nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề. Tham gia chỉ đạo báo chí phản bác lại các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch.

Trong hoạt động và công tác báo chÝ, từ Đại hội IX đÕn nay, cã những dấu hiệu và đặc điểm mới, thể hiện rõ hơn cả ở hai phương diện, một mặt, báo chÝ tiÕp tục phát triển nhanh vÒ sè lượng, loại hình, Ên phẩm, đội ng̣ người làm báo, cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ, năng lực tài chÝnh, và mặt khác, sức tác động của báo chí đối với xã hội ngày càng được mở rộng.

Phần lớn các cơ quan báo chÝ hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, đúng định hướng chính trị, góp phần tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin, cổ vũ phong trào hành động cách mạng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng líp nhân dân, phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, tham gia tích cực cuộc đấu tranh phòng, chống tham nḥng, lãng phÝ, quan liêu, chống âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thù lực thù địch,

đồng thời báo chí là một tiếng nói góp phần vào quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội.

Từ những nỗ lực đúng hướng trên, chúng ta có thể khẳng định, báo chí đã góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước thời gian qua, nhất là từ Đại hội X đến nay.

Tuy vậy, cần phải nghiêm khắc, tỉnh táo nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm của công tác tư tưởng, lý luận, báo chí, đặc biệt trong đó có những yếu kém, khuyết điểm đã được chỉ ra từ nhiều năm qua, nhưng chậm được khắc phục, làm cho công tác tư tưởng, lý luận trở nên lạc hậu so với yêu cầu của thực tiễn trong tình hình mới, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của đời sống đang vận động nhanh chóng, phong phú, phức tạp; những yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục của hoạt động và công tác báo chí có thể sẽ là nguy cơ tiềm Èn gây mất ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

Công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu còn hạn chế, chưa sát thực tiễn, chưa triển khai tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, những quan điểm mơ hồ, sai trái, thiếu quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống.

Phạm vi tác động, ảnh hưởng của công tác tư tưởng có dấu hiệu bị thu hẹp. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch còn bị động, hiệu quả thấp. Nội dung, phương pháp công tác tư tưởng chậm đổi mới.

Công tác lý luận còn lạc hậu trên một số mặt, chưa giải đáp được nhiều vấn đÒ do thực tiễn đất nước đặt ra, chưa làm tốt chức năng định hướng cho hoạt động thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nội dung, phương pháp giáo dục lý luận

chính trị chậm đổi mới, chưa theo kịp trình độ phát triển và yêu cầu của xã hội.

Về hoạt động báo chí, một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, sa đà vào việc đưa tin tiêu cực và tệ nạn xã hội. Khuynh hướng tư nhân hoá, thương mại hoá báo chí, tư nhân nóp bóng để kinh doanh báo chí ngày càng tăng.

Các cơ quan báo chí chủ lực của Đảng, Nhà nước chậm đổi mới, nội dung và hình thức thiếu hấp dẫn, chất lượng tuyên truyền không cao, chưa có khả năng làm chủ, chi phối thông tin và định hướng dư luận xã hội.

Đó là những yếu kém, khuyết điểm chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận, báo chí được Hội nghị T.Ư 5 chỉ ra và yêu cầu phải cương quyết, kiên trì khắc phục, vượt qua, nhằm vươn lên, nâng cao tầm nhìn, tầm trí tuệ, tiếp tục đổi mới sâu sắc và toàn diện đáp ứng những yêu cầu mới trong thời kỳ mới của cách mạng nước ta.

Một phần của tài liệu tiêu luận Thực trạng báo chí đối với vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 62)

w