Nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ, phóng viên, biên tập viên về cải cách thể chế hành chính nước Việt Nam

Một phần của tài liệu tiêu luận Thực trạng báo chí đối với vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 66)

viên về cải cách thể chế hành chính nước Việt Nam

Người làm báo phải có bản lĩnh chính trị, lập trường chính trị vững vàng. Tại Đại hội lần thứ II, Hội nhà báo Việt Nam, ngày 16.4.1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn “... Tất cả người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành...) phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của chúng ta phải có đường lối chính trị đúng”. “Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ

Êy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; nâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình. Người yêu cầu mỗi nhà báo phải là một nhà chính trị “chính trị phải làm chủ, chính trị đúng thì mọi việc mới đúng”.

V.I.Lênin từng chỉ rõ, người đi giáo dục cũng phải được giáo dục. Muốn tuyên truyền thông tin về cải cách thể chế hành chính nhà nước, người làm công tác thông tin đại chúng, cơ bản là các nhà báo cần phải được giáo dục về nội dung trên và có kiến thức sâu về từng lĩnh vực. Nhà báo cần nghiên cứu, nắm vững hệ thống văn bản quy định, quan điểm chỉ đạo thực hiện của nhà nước về từng nội dung mà mình phụ trách. Những thông tin về cải cách thể chế hành chính nhà nước phải chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, có Ên tượng khó quên.

Người làm báo muốn viết được sâu sắc những vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước thì yêu cầu nhà báo phải có trình độ về cải cách thể chế hành chính nhà nước, về pháp lý, phải nêu cao tinh thần tự học, tự đào tạo. Sẽ không thể tuyên truyền có hiệu quả về vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước một khi cán bộ, phóng viên, biên tập viên làm việc mà chưa thực sự hiểu đúng, sâu sắc về nội dung này. Nếu còn non yếu về trình độ, nếu khâu biên tập và thẩm định tác phẩm báo chí không chặt chẽ để rồi đăng những tác phẩm lên báo thì tác hại không lường, nhất là khi thông tin sai định hướng sai lầm, hoặc hiểu sai một chủ trường, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc điều chỉnh một số lĩnh vực, quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, hoặc một vấn đề trọng yếu nào đó. Ví như việc cần tiÕp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chÕ, trong đã chủ yếu là thể chÕ kinh tÕ thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế vÒ tổ chức, hoạt động của nÒn hành chÝnh Nhà nước. Những công việc chủ yÕu phải làm là loại bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung những thể chÕ lạc hậu, bất cập, đồng thời thiÕt lập các thể chÕ còn thiÕu để

điÒu chỉnh các quan hệ kinh tÕ- xã hội mới phát sinh theo tiÕn trình phát triển của nÒn kinh tÕ thị trường và quá trình hội nhập kinh tÕ quốc tÕ. Để đáp ứng tốt các yêu cầu của hội nhập kinh tÕ quốc tÕ, phải tiÕn tới xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, dễ đoán trước và phù hợp với luật lệ quốc tÕ. Trước mắt cần xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật mới như Pháp lệnh vÒ Đối xử quốc gia, Đối xử Tối huệ quốc và quyền tự vệ; sửa đổi các Luật Thương mại, Luật Phá sản doanh nghiệp, Luật các Tổ chức tÝn dụng, Luật Ngân sách Nhà nước, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động… Bên cạnh việc hoàn thiện về số lượng và nội dung của hệ thống thể chÕ, cần tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch trong việc soạn thảo, ban hành và thực thi nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của thể chÕ. Quá trình xây dựng và thực thi thể chÕ cần cã sù tham gia sâu rộng và giám sát thoả đáng của các chủ thể hữu quan, đặc biệt là của người dân và doanh nghiệp. Một mặt rất quan trọng của cải cách thể chế là cải cách thủ tục hành chÝnh, hợp lý hoá trình tự giải quyÕt công việc trong quan hệ giữa các cơ quan công quyền với xã hội dân sự, với công dân, với doanh nghiệp. Khắc phục những hạn chÕ trước đây, cải cách thủ tục hành chÝnh trong giai đoạn tới phải được được thực hiện song hành với những mặt khác của cải cách hành chÝnh như đẩy mạnh phân cấp, xã hội hoá các dịch vụ công, cải cách tiÒn lương, ứng dụng công nghệ điện tử và viễn thông… Mục tiêu cơ bản của cải cách là đơn giản hoá các thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp cũng như cho cơ quan nhà nước trong giải quyÕt công việc. Là người cung cấp thông tin cho quần chúng nếu không chắc chắn về những nội dung trên sẽ gây ra hiểu lầm giữa nhân dân và nhà nước vì dù sao vấn đề thể chế luôn là một vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm và khó giải quyết.

Để nâng cao trình độ cho phóng viên, biên tập viên về nội dung cải cách thể chế hành chính nhà nước không chỉ bản thân phóng viên, biên tập viên tự nỗ lực tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu mà các cơ quan báo chí, hay cơ quan nhà nước có liên quan nên tổ chức những líp học dành riêng cho giới truyền thông. Người làm công tác báo chí sẽ là những người đưa nội dung về cải cách thể chế hành chính nhà nước đến nhân dân nhanh nhất và hiệu quả nhất nếu như họ được cung cấp thông tin cũng như đào tạo đầy đủ về vấn đề trên.

Trong lĩnh vực truyền thông nói chung, tác phẩm báo chí có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là điểm tiếp xúc, là cầu nối giữa tác giả- chủ thể truyền thông với đông đảo công chúng xã hội. Trong quá trình làm công tác thông tin, tuyên truyền báo chí nói lên tiếng nói không phải là của một cá nhân, hay một tập thể nhỏ, mà đó là tiếng nói của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, trong đó tờ báo là cơ quan ngôn luận, nhà báo là một thành viên tổ chức nên cơ quan đó.

Nhà báo có vai trò hết sức quan trọng trong việc sáng tạo nên một tác phẩm báo chí. Các thông tin, chi tiết, sự kiện không thể tự nó thể hiện thành tác phẩm và đến được với công chúng. Để đến được với công chúng nó phải phụ thuộc vào nhà báo, qua ngòi bót của nhà báo thì những thông tin đó trở thành thông tin báo chí và có tác động đến nhận thức của đối tượng tiếp nhận. Không có nhà báo thì không thể hình thành nên những tác phẩm báo chí. Với vai trò quan trọng nêu trên nhà báo khi hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí đòi hỏi về những kỹ năng và phẩm chất rất khắt khe của nghề báo. Hơn nữa, nhà báo là nhà hoạt động chính trị xã hội, nếu nhà hoạt động chính trị xã hội tồi sẽ cho ra đời những tác phẩm tồi và như vậy không những không có tác động tốt đến xã hội mà còn mang lại nhiều hậu quả không đáng có. Sức mạnh

của báo chí của nhà báo sẽ ngày càng được khẳng định cùng với nó là những đòi hỏi cao về trách nhiệm xã hội của báo chí.

Một phần của tài liệu tiêu luận Thực trạng báo chí đối với vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 66)

w