Chưa có nhiều tác phẩm phản biện về cải cách thể chế chính nhà nước trên tạp chí

Một phần của tài liệu tiêu luận Thực trạng báo chí đối với vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 52)

nhà nước trên tạp chí

Đánh giá về những yếu kém, khuyết điểm của báo chí trong thời gian qua. Ban chấp hành Trung ương đã chỉ rõ: Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ mục đích thông tin không trung thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, Ýt tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước; khuynh hướng tư nhân hoá, thương mại hoá báo chí, tư nhân nóp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí ngày càng tăng. Các cơ quan báo chí quan trọng của Đảng, Nhà nước chậm đổi mới, nội dung và hình

thức chưa hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền không cao, chưa chi phối, làm chủ thông tin và định hướng được dư luận.

Về mặt lý luận, các nhà nghiên cứu báo chí học cũng đã chỉ ra những biểu hiện mặt trái của xu hướng thương mại hoá báo chí xung quanh các mặt nội dung, hình thức và phát hành tờ báo. Trong đó, về mặt nội dung, “biểu hiện rõ nhất là xu hướng phi chính trị, phi định hướng trong thông tin, chỉ chú ý đến lợi Ých kinh tế vụ lợi, phục vụ động cơ cá nhân của người làm báo. Với mục đích cốt sao bán được nhiều báo, không Ýt báo khi thông tin đã khoét sâu vào tính tò mò và thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả.

Khi thực hiện việc khảo sát 3 tờ tạp chí người viết nhận thấy rằng những bài viết chủ yếu là nhằm vào việc phân tích nội dung cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam nêu một số thành tích đạt được chứ chưa thực sự vạch ra được những khuyết điểm nảy sinh từ thực tiễn một cách sâu sắc.

Thực tế, chưa bao giê báo chÝ được phát huy quyÒn dân chủ cởi mở, thông thoáng, rộng rãi như những năm qua để chủ động tham gia phản biện xã hội, đãng gãp tÝch cực vào việc hoạch định đường lối, chÝnh sách của Đảng, kÕ hoạch phát triển kinh tÕ - xã hội của ChÝnh phủ và đấu tranh, phản bác các luận điệu thù địch, sai trái, phòng, chống tham nhòng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội đang làm cản trở sự phát triển của đất nước.

Có khá nhiều vấn đề, nhất là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, mới mẻ nảy sinh, các cơ quan chức năng và nhà quản lý không tiên lượng, dự báo, bao quát đầy đủ, song nhờ báo chí lên tiếng, phản ánh đúng lúc, kịp thời, thấu lý, đạt tình đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chuyên môn điều chỉnh, bổ sung nhằm không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách, đáp ứng nhu cầu, lợi Ých của tuyệt đại đa số nhân dân lao động. Mặt khác, do biết cách khơi gợi vấn đề, khuyến khích động viên đông đảo công chúng tham gia

ý kiến, nhiều cơ quan báo chí đã mở diễn đàn tập hợp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia và các tầng líp nhân dân đóng góp vào các văn bản pháp luật, giúp các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp sửa đổi các nội dung, quy định của văn bản để phù hợp với thực tiễn cuộc sống, xã hội, từng bước hoàn thiện nền pháp chế XHCN. Bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, nắm đúng bản chất sự kiện, phân tích tróng vấn đề trọng điểm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận rõ ràng, các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình, báo điện tử đã thực hiện tốt chức năng phản biện, mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt. Bởi thế, vai trò, chức năng phản biện của báo chí ngày càng được khẳng định và sức mạnh của báo chí, niềm tin của công chúng đối với cơ quan truyền thông cũng từ đó được nâng lên.

Tuy nhiên, những năm gần đây, một số cơ quan báo chí có lúc chưa hiểu đúng, thậm chí cố tình hiểu lệch, hiểu sai về phản biện xã hội trên báo chí. Thế nên mới xảy ra tình trạng một vài tờ báo, tạp chí thỉnh thoảng lại làm xôn xao, bối rối dư luận vì đăng những bài tranh luận “bất phân thắng bại” về một vấn đề xã hội hay sự kiện lịch sử nào đó. Thông thường mở đầu là một bài viết nêu vấn đề, lập luận trái với suy nghĩ, nhận thức, tâm lý thông thường của đại bộ phận công chúng, khiến công chúng tỏ ra hoài nghi, hoang mang và không biết đâu là thực-hư, đúng-sai, phải-trái. Ở mét số trường hợp, phản biện xã hội trên báo chí đã bị “bẻ cong” theo một hướng có chủ ý nhất định của những người trong cuộc, bằng những lời lẽ, chứng cứ thiếu cơ sở thực tiễn, thậm chí mang nặng tính võ đoán, quy chụp. Có những chuyên mục nóp dưới danh nghĩa “diễn đàn”, nhưng thực chất là quy tụ, tập hợp phần lớn những ý kiến có suy nghĩ, quan điểm cực đoan. Tận dụng triệt để ưu thế nhanh nhạy, rộng khắp của mạng internet, người ta đã không ngần ngại cho đăng tải tất cả trên mạng những suy nghĩ lệch lạc, những triết lý rối rắm, những quan điểm xa lạ khiến cho độc giả đọc như “bị lạc” vào cõi “mê cung”!

Ngòi bót của những người phản biện được ví như con dao hai lưỡi. Nếu người phản biện có động cơ lành mạnh, mục đích cao đẹp, lương tâm trong sáng và luôn có ý thức trân trọng những điều hay lẽ phải thì sẽ góp phần thúc đẩy đất nước phát triển văn minh, tiến bộ. Ngược lại, nếu người phản biện có cái nhìn thiển cận, suy nghĩ nông cạn, tư duy hẹp hòi, thái độ cực đoan thì chỉ càng làm lòng người phân tán, xã hội phân tâm. Nhất là trong nội dung về cải cách thể chế hành chính nhà nước, nếu như các nhà báo viết bài phản biện không công tâm sẽ dẫn đến những thiệt hại không đáng có đối với nhà nước và nhân dân, gây mất lòng tin của nhân dân vào nhà nước, tạo điều kiện cho những thế lực thù địch lợi dụng chống phá.

Coi trọng phản biện xã hội trên báo chí thực chất là một hình thức phát huy quyền dân chủ của nhân dân một cách công khai, minh bạch. Để nhận thức đúng đắn, đầy đủ vai trò của phản biện xã hội trên báo chí, những người tham gia ý kiến phản biện về cải cách thể chế hành chính nhà nước cần có trí tuệ khoa học, tinh thần thiện chí, thái độ xây dựng, nhận định và đánh giá sự kiện, vấn đÒ vì lợi Ých chung của toàn xã hội. Phản biện xã hội trên báo chí không phải là “nói lấy được”, “gặp đâu nói đấy”, “nói cho sướng mồm”, mà là “nói phải củ cải cũng nghe”, nãi cã cơ sở tin cậy, lý do xác đáng và nghĩ kỹ trước khi nãi, khi viết. Phản biện không phải là bác bỏ, lại càng không phải là cố tình nguỵ biện để bác bỏ bằng được. Suy nghĩ và thực hiện phản biện như thế, không những thể hiện tốt vai trò, chức năng cao quý của người cầm bót, mà còn gãp phần giúp công chúng hướng tới những giá trị “chân, thiện, mỹ”, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp và nhân văn hơn.

Để tránh tình trạng phản biện không có mục tiêu và định hướng rõ ràng, các cơ quan quản lý báo chí và những người đứng đầu các cơ quan báo chí cần phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, không để lọt những bài viết thiếu cơ sở khoa học, thiếu ý thức chính trị, văn hoá và đạo đức trên báo chí. Chúng ta

luôn khuyến khích mọi ý kiến tham gia phản biện, đăng đàn trên báo chí, nhưng các ý kiến đó phải gắn chặt với kỷ luật phát ngôn, tôn trọng truyền thống quí báu, sứ mệnh cao cả và kỷ cương chân chính của nền báo chí cách mạng.

Trong thời đại thông tin phát triển mạnh như vũ bão hiện nay, với một đất nước có 54 dân téc anh em, hơn 86 triệu người dân và khoảng gần 4 triệu Việt kiều cư trú ở nhiều nước trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mọi thành phần giai cấp, tầng líp trong xã hội; đồng thời luôn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp chân thành, những tiếng nói tâm huyết, những đề xuất, kiến nghị, hiến kế nhằm xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. Vì vậy, với tư cách là diễn đàn rộng rãi của toàn xã hội, việc phản biện trên báo chí cần tôn trọng những chuẩn mực đạo đức cộng đồng, truyền thống văn hoá của dân téc, tuân theo những quy định của Hiến pháp, pháp luật và vì lợi Ých tối cao của Tổ quốc và của nhân dân.

Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới. Nội dung cải cách hành chính đặc biệt là cải cách thể chế hành chính là nội dung mà trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước quan tâm. Cải cách là để đưa đất nước tiến lên, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế công việc cải cách thể chế hành chính tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và nền kinh tế thu hót sự đầu tư của nước ngoài đầu tư vào trong nước được thuận lợi. Mỗi thông tin xuất hiện trên báo chí đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến vị thế, diện mạo của quốc gia dân téc. Do đó, mọi sự phản biện xã hội trên báo chí phải trở thành kênh thông tin hữu Ých giúp Đảng, Chính phủ lãnh đạo, điều hành và quản lý tốt hơn mọi lĩnh vực của cuộc sống; lấy mục tiêu độc lập dân téc gắn liền với CNXH và “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,

văn minh” làm phương châm hành động và thể hiện ở mỗi nội dung đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Một phần của tài liệu tiêu luận Thực trạng báo chí đối với vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 52)