Tạo cơ chế thuận lợi cho hoạt động báo chí trong việc tuyên truyền về cải cách thể chế hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu tiêu luận Thực trạng báo chí đối với vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 70)

truyền về cải cách thể chế hành chính nhà nước

Thông tin là cơ sở, là nền tảng của báo chí, không có thông tin thì không có hoạt động báo chí và lẽ được nhiên cũng không thể có sự tham gia của báo chí vào hoạt động cải cách thể chế hành chính nhà nước. Thông tin đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và trong thực tiễn cũng có ý kiến cho rằng không có khái niệm nào phổ biến hơn khái niệm thông tin, đồng thời cũng không có một khái niệm nào khác gây ra nhiều cuộc tranh cãi, có nhiều quan điểm khác nhau đến thế. Cách hiểu thông tin như thế nào và các yếu tố liên quan đến thông tin ra sao đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật như Luật Báo chí, Luật xuất bản, Luật khoa học công nghệ... thế nhưng các văn bản pháp luật trong đó có Luật Báo chí ra đời đã lâu đến nay cần phải có những sửa đổi bổ sung đề phù hợp với yêu cầu của thời đại.

Nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện Luật báo chí đã được ghi rõ trong Nghị quyết trung ương năm (khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới. Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu: Xây dựng quy chế để thường xuyên làm tốt việc định hướng và cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm về đối nội, đối ngoại; nghiên cứu bổ sung sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; quy định thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo báo chí của Đảng, cơ quan quản lý báo chí của Nhà nước, Hội nhà báo và cơ quan chủ quản báo chí đối với cơ quan báo chí người người làm báo.

Thể chế hoá nghị quyết của Đảng trong việc hoàn thiện pháp luật về báo chí, Quốc hội đã đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Tuy nhiên sau nhiều ý kiến của các chuyên gia, các nhà làm luật, nhà khoa học, nhà quản lý... Chính phủ đã đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian xem xét thông qua Luật Báo chí để chuẩn bị tốt hơn nữa nội dung sửa đổi luật.

Những định hướng lớn của Đảng về công tác báo chí đã được đặt ra, công tác xây dựng và hoàn thiện Luật báo chí cũng được Quốc hội và Chính phủ quan tâm, công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực báo chí được Bộ Thông tin và truyền thông thực hiện nghiêm túc.

Cơ chế, chế độ, chính sách là khâu quan trọng tác động đến tư tưởng, tình cảm và khả năng lao động sáng tạo của nhà báo. Có chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ làm cho nhà báo hăng say trong hoạt động nghề nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Luật báo chí cũng quy định rõ: “Nhà báo được hưởng một số chế độ ưu tiên, ưu đãi cần thiết cho hoạt động báo chí theo quy định của Chính phủ”. Điều đó có nghĩa là, hiện nay Đảng và Nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung những chính sách, chế độ bất hợp lý với hoạt động báo chí của nhà báo và đội ngò cán bộ quản lý hoạt động báo chí. Nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường để cho những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí cống hiến ngày càng nhiều hơn sức lực và trí tuệ của mình cho sự phát triển báo chí.

Nghề báo cũng được xác định là một nghề nguy hiểm, một nghề nặng nhọc nhưng các chế độ chính sách của chúng ta chưa phù hợp, chưa tạo thành động lực thúc đẩy cá nhà báo học tập, làm việc. Chúng ta có thể nói rằng, nhà báo không chỉ là làm báo mà họ vừa là nhà báo, nhà khoa học, vừa

là người chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận tư tưởng - văn hoá của Đảng; tuyên truyền không mệt mỏi hệ tư tưởng của cộng sản; đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cổ vũ nhân dân hiện thực hoá nã trong thực tiễn xã hội; đấu tranh không khoan nhượng với những tư tưởng, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch Việt Nam. Bót lực của người làm báo mạnh hay yếu, hấp dẫn hay không hấp dẫn là phụ thuộc vào trình độ, năng lực, khả năng, tư duy, tính sáng tạo phẩm chất ngh̉ nghiệp của bản thân họ. Vì thế chúng ta cần có cơ chế chính sách cụ thể, cần có chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước để các nhà báo thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng là người tuyên truyền tập thể, tổ chức tập thể, cổ động tập thể như lời dạy của Lênin. Việc chăm lo đời sống và đãi ngộ xứng đáng về vật chất tinh thần cho báo ở nước ta phải dùa trên hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính sách đó phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của nhiệm vụ phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước và được đặt trong mối quan hệ với các chính sách chung, thể hiện sự công bằng và thực sự trở thành công cụ, động lực, đòn bẩy động viên những hoạt động báo chí.

Trong từng hoạt động báo chí cần có những chính sách cụ thể, quy định rõ về chủ trương chính sách cho nhà báo như chế độ nhuận bót, chế độ bảo vệ sức khoẻ và đời sống... đồng thời phải mở rộng các hình thức học tập, công tác ở nước ngoài cho nhà báo, cán bộ lãnh đạo quản lý, biên tập viên tạo điều kiện mở rộng tầm nhìn, nắm bắt thực tiễn, tiếp xúc với nền văn minh của báo chí tiến bộ trên thế giới, trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Thiết nghĩ, từng cơ quan báo chí trong thời gian tới tự đánh giá việc thực hiện Luật báo chí ở cơ quan mình đã đạt được những kết quả ra sao, còn gì bất cập, trên cơ sở đó tự đánh giá và đề xuất ý kiến đến Ban soạn thảo Dự án Luật Báo chí (sửa đổi) để làm sao nền báo chí nước ta ngày

càng có cơ chế hoạt động phù hợp. Đời sống luôn vận động không ngừng, các sự kiện trong xã hội ngày càng diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, bởi thế các văn bản pháp luật từ khi ra đời và đi vào thực hiện nếu chỉ ở trạng thái “đông cứng” sẽ là rất nguy hiểm. Những nhà quản lý, các nhà làm luật nói riêng và toàn thể xã hội nói chung cần áp dụng các văn bản này một cách linh hoạt, nhanh chóng đóng góp ý kiến về việc điều chỉnh sửa đổi, bổ sung điều khoản khi điều khoản nào đó đã lỗi thời và không còn phù hợp với thực tiễn đời sống.

Một phần của tài liệu tiêu luận Thực trạng báo chí đối với vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 70)