Các bài viết còn nặng về nghiên cứu lý luận

Một phần của tài liệu tiêu luận Thực trạng báo chí đối với vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 57)

Không ai có thể phủ nhận rằng tạp chí Cộng sản, Tổ chức nhà nước, Quản lý nhà nước đều là những tạp chí khoa học dành cho đối tượng độc giả là những người có trình độ học vấn và có giá trị nhất định trong nhóm công chúng Êy. Mỗi tạp chí là một thương hiệu và có một phong cách thể hiện khác nhau, phục vụ cho một phạm vi đối tượng giới hạn, đi theo những hướng riêng. Nhưng tất cả đều gặp nhau ở điểm chung là sự chính xác trong thông tin, vị thế uy tín trong giới báo chí- truyền thông và khả năng nhạy bén trước thời cuộc. Những ai quan tâm đến nội dung cải cách hành chính nói chung và cải cách thể chế hành chính nhà nước nói riêng ở nước ta khi tìm hiểu vấn đề này không thể không tìm đọc những bài viết được đăng tải ở 3 tạp chí trên. Việc tác giả chọn tạp chí Cộng sản, Tổ chức nhà nước và Quản lý nhà nước để nghiên cứu vấn đề báo chí với cải cách thể chế hành chính là một trong những mình chứng cho việc ba tạp chí là nguồn tài liệu đáng tin cậy, phong phó. Tuy nhiên, vì đặc trưng là những tạp chí nghiên cứu khoa học nên tính chất bài viết trên các tạp chí có phần nặng về nghiên cứu lý luận. Nội dung các bài viết chủ yếu xuất phát từ phân tích các quan điểm, chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra đối với công tác cải cách thể chế hành chính nhà nước. Việc xác định xem thực tiễn tác động trở lại thế nào đối với vấn đề chưa thực sự được đề cập tới một cách kỹ lưỡng và sâu sắc nên đôi khi bài viết trở nên là lý luận suông.

Bác Hồ dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: "Lý luận đi đôi với thực tiễn", "Lý luận kết hợp với thực hành", "Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, "Lý luận phải liên hệ với thực tế (Hồ Chí Minh, 1995, tập 9,

tr. 292). Dù nói "đi đôi", "gắn liền", "kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dùa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau.

Một phần của tài liệu tiêu luận Thực trạng báo chí đối với vấn đề cải cách thể chế hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 57)

w