Về phương pháp hạch toán các khoản mục chi phí

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng Giao Thông Thăng Long (Trang 99)

- Chi tiết hay bộ phận cấu thành sản phẩm đối với: Biển báo phản quang,

B: Chi tiết theo 08: Máy phun sơn nóng

3.2.3. Về phương pháp hạch toán các khoản mục chi phí

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Thông thường toàn bộ giá trị của lô NVL xuất kho phục vụ cho sản xuất sản phẩm sẽ được hạch toán vào CPNVLTT, còn đối với NVL mua ngoài không nhập kho mà mang thẳng xuống xí nghiệp sản xuất thì kế toán nên hạch toán vào CPNVLTT đúng bằng giá NVL nhập kho trong trường hợp lô hàng đó được nhập kho NVL, tức là chi phí thu mua (vận chuyển, bốc dỡ…) sẽ được tính vào CPNVL trong kỳ chứ không phải là CPSXC như kế toán công ty hiện đang làm. Như vậy kế toán mới phản ánh đúng nội dung của khoản mục chi phí, cách hạch toán này cũng sẽ làm thay đổi giá trị của SPDD cuối kỳ và giá thành của sản phẩm hoàn thành.

Sinh viên: Phạm Thị Hiền – K18 KT2

Chi phí nhân công trực tiếp

- Công ty cần nhanh chóng áp dụng tỷ lệ trích Bảo hiểm mới theo Quyết định: 111/QĐ-BHXH ra ngày 25 tháng 10 năm 2011. Trong đó:

• BHXH: Trích 24% theo lương cơ bản của người lao động trong đó 17% tính vào chi phí SXKD, còn 7% trừ vào lương

• BHYT: Trích 4,5% theo lương cơ bản của người lao động trong đó 3% tính vào chi phí SXKD, còn 1,5% trừ vào lương

• BHTN: Trích 2% theo lương cơ bản của người lao động trong đó 1% tính vào chi phí SXKD, còn 1% trừ vào lương

Đối với KPCĐ: trích 2% theo lương thực tế của người lao động trong đó 1% tính vào chi phí SXKD, 1% trừ vào lương. Nếu công ty có thỏa thuận với người lao động sẽ chịu toàn bộ KPCĐ cho người lao động, thì 1% không tính vào chi phí SXKD sẽ được trừ vào Lợi nhuận sau thuế của công ty.

Kế toán nên trích các khoản này căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương được lập vào cuối mỗi tháng thay vì việc đợi đến cuối mỗi kỳ mới tổng hợp và tính các khoản trích theo lương.

- Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sau đó phân bổ cho các kỳ kế toán theo số dự toán. Đến cuối kỳ căn cứ vào tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh tại các xí nghiệp sản xuất sẽ tiến hành điều chỉnh ghi giảm hoặc ghi tăng CPNCTT trong kỳ.

Mức trích trước = Tiền lương

thực tế × Tỷ lệ tríchtrước

 Khi trích trước ghi: Nợ TK 622 Có TK 335

 Khi phát sinh tiền lương nghỉ phép ghi: Nợ TK 335 Có TK 334  Cuối kỳ, kế`toán điều chỉnh chênh lệch:

•Chi phí thực tế nhiều hơn chi phí trích trước, ghi: Nợ TK 335 Có TK 622

Tỷ lệ trích

trước =

Tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch năm

Tiền lương chính của công nhân sản xuất theo kế hoạch năm

•Chi phí thực tế phát sinh ít hơn chi phí trích trước, ghi: Nợ TK 622 Có TK 334  Chi phí sản xuất chung

- Kế toán nên tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cũng như CCDC vào cuối các kỳ kế toán thay vì sử dụng số liệu tạm tính. Như vậy CPSXC sát thực tế hơn, là cơ sở để tính đúng, tính chính xác giá thành sản phẩm. Hơn nữa nó cũng tránh tình trạng để công việc dồn vào cuối năm tài chính.

- Kế toán cần xác định chính xác các chi phí được hạch toán vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Chẳng hạn như:

• Hiện tại toàn bộ cước vận chuyển kế toán đều hạch toán vào CPSX chung trong kỳ. Như vậy là không phản ánh đúng nội dung của chi phí phát sinh. Nếu là cước vận chuyển cho lô NVL sản xuất sản phẩm thì phải hạch toán vào CPNVLTT, chi phí vận chuyển lô hàng bán cho khách hàng thì phải được hạch toán vào TK 641 “Chi phí bán hàng”, chỉ có cước vận chuyển phục vụ cho việc sản xuất tại xí nghiệp thì mới được hạch toán vào TK 627.

• Trong kỳ, Xí nghiệp Xây dựng thương mại giao thông nhận được hợp đồng thi công, lắp đặt hệ thống biển báo trên Quốc lộ 18, kế toán đã hạch toán toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình thi công lắp đặt vào CPSXC sản xuất biển báo, đẩy CPSXC trong kỳ lên cao vô lý làm giá thành sản phẩm cuối kỳ tăng theo. Đối với các khoản chi phí phát sinh cho hợp đồng đó, kế toán có thể hạch toán trực tiếp vào giá vốn trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632

Có TK 111, 112, 152, 331…

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng Giao Thông Thăng Long (Trang 99)