Tổ chức bộ máy kế toán công ty

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng Giao Thông Thăng Long (Trang 52)

- Tên giao dịch quốc tế: THANGLONG CIVIL ENGINEERING CONTRUCTION COMMUNICATION MECHANICAL JOINT STOCK COMPANY

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán công ty

Yêu cầu của công tác Tài chính - Kế toán là phải cung cấp thông tin một cách thường xuyên, đầy đủ, kịp thời và chính xác phục vụ cho công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để đáp ứng nhu cầu đó, bộ máy kế toán cần phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm của Công ty. Công ty CPCKXDGT Thăng Long là một đơn vị độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ nên tương ứng với mô hình quản lý và đặc điểm hoạt động SXKD, mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty là mô hình kế toán tập trung được tổ chức theo

chính – Kế toán. Kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phân hành thông qua khâu trung gian.

Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty CPCKXDGT Thăng Long có 7 nhân viên trong đó bao gồm:

- 1 Kế toán trưởng - 1 Phó Kế toán trưởng - 5 Kế toán viên

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức phòng Tài chính – Kế toán

- Kế toán trưởng: có năng lực điều hành, tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế

toán của công ty. Kế toán trưởng liên hệ chặt chẽ với Phó TGĐ Kinh doanh, tham mưu cho Ban TGĐ về các chính sách Tài chính - Kế toán của Công ty, ký duyệt các tài liệu kế toán, phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện chủ trương về chuyên môn, đồng thời yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng.

- Phó Kế toán trưởng: thay mặt Kế toán trưởng xét duyệt các tài liệu kế toán, tổ

chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kế hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận có liên quan. Phó Kế toán trưởng cũng thay mặt Kế toán trưởng giải thích một số tài liệu báo cáo Tài chính – Kế toán trước Ban Giám đốc, Hội đồng thành viên Công ty và các Cơ quan hữu trách khi cần thiết. Phó Kế toán trưởng của Công ty đảm nhận trách nhiệm Kế toán tổng hợp.

Sinh viên: Phạm Thị Hiền – K18 KT2

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán, Thuế Kế toán tiền lương và BHXH Phó Kế toán trưởng Kế toán vật tư và TSCĐ Kế toán CPSX và tính giá thành SP Thủ quỹ 49

BHYT, KPCĐ, các khoản khấu trừ vào lương, các khoản thu nhập, trợ cấp cho cán bộ, nhân viên trong công ty. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của các Xí nghiệp và đơn giá lương của Xí nghiệp cùng với hệ số lương gián tiếp đồng thời ghi nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên ở phòng kế toán gửi lên, tổng hợp số liệu, lập bảng tổng hợp thanh toán lương của công ty, lập bảng phân bổ.

- Kế toán vật tư và TSCĐ: làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu,

CCDC. Cuối tháng tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập xuất tồn và nộp báo cáo cho bộ phận tính giá thành. Khi có yêu cầu, bộ phận kế toán vật tư, TSCĐ tiến hành kiểm kê kho và đối chiếu sổ kế toán. Nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý ghi trong biên bản kiểm kê, theo dõi và lập chứng từ tăng giảm, hiện hữu của TSCĐ, sửa chữa và chi phí sửa chữa TSCĐ trong phạm vi được giao, tính khấu hao theo chế độ hiện hành.

-Kế toán thanh toán, Thuế: chịu trách nhiệm trong việc thanh toán và tình

hình thanh toán với tất cả các khách hàng cộng thêm cả phần công nợ phải trả. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ gốc, Kế toán thanh toán viết phiếu thu chi (đối với tiền mặt), séc, ủy nhiệm chi…(đối với Tiền gửi ngân hàng), hàng tháng lập bảng kê tổng hợp séc và sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch; lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, kiểm tra và theo dõi tờ khai thuế GTGT hàng tháng từ đó lên tờ khai GTGT tổng hợp cho toàn Công ty.

- Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ tổng hợp tài liệu từ

các phần hành kế toán khác nhau để theo dõi trên các bảng kê, bảng phân bổ làm cơ sở cho việc tính chi phí và giá thành sản phẩm. Hàng tháng, nhận các báo cáo từ các Xí nghiệp gửi lên, căn cứ vào bảng phân bổ, bảng tổng hợp CPSX để cuối tháng ghi vào bảng kê, tính giá thành sản phẩm.

- Kế toán tổng hợp: lập các báo cáo tổng hợp, lập hồ sơ hoàn thuế theo quy

định. Thông qua công tác tổng hợp phát hiện những điểm không phù hợp trong hạch toán, quản lý, kiểm soát chứng từ, báo cáo hoặc đề xuất hướng xử lý phù hợp.

- Thủ quỹ: quản lý quỹ tiền mặt của công ty, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu

chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi. Sau đó tổng hợp, đối chiếu thu chi với các kế toán có liên quan.

- Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh

Bảng Cân đối số phát sinh.

- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập BCTC.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng Giao Thông Thăng Long (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w