- Tên giao dịch quốc tế: THANGLONG CIVIL ENGINEERING CONTRUCTION COMMUNICATION MECHANICAL JOINT STOCK COMPANY
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
2.2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty
Để phục vụ công tác hạch toán chi phí sản xuất, Công ty chia chi phí sản xuất
thành 3 khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bao gồm các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... sử dụng trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện công vụ, lao vụ.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ giá trị vật liệu sử dụng vào việc trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính giá trị vật liệu xuất dùng cho quản lý xí nghiệp, quản lý công ty. Ở Công ty CPCKXDGT Thăng Long, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ lớn nhất trong giá thành sản phẩm hoàn thành, nó chiếm khoảng trên 70% tổng chi phí sản xuất ở công ty.
Chi phí nhân công trực tiếp
Bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như: Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. ..
Chi phí sản xuất chung
Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các xí nghiệp, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất như sau:
a, Chi phí nhân viên xí nghiệp
Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên xí nghiệp, đội sản xuất.
b, Chi phí công cụ dụng cụ
Chi phí về các loại công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở xí nghiệp sản xuất. Chi phí dụng cụ sản xuất có thể bao gồm trị giá thực tế công cụ, dụng cụ xuất kho (đối với loại phổ biến 1 lần) và số phân bổ về chi phí công cụ dụng cụ kỳ này (đối với loại phân bổ nhiều lần) dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở xí nghiệp sản xuất.
c, Chi phí khấu hao TSCĐ
Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của tài sản cố định thuộc các xí nghiệp quản lý và sử dụng.
d, Chi phí bằng tiền khác
Bao gồm các khoản chi bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên sử dụng cho nhu
Sinh viên: Phạm Thị Hiền – K18 KT2
Có thể nói, phân loại theo cách này giúp doanh nghiệp thấy được công dụng của từng loại chi phí, từ đó định hướng phấn đấu hạ thấp chi phí riêng từng loại nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức. Ngoài ra, kết quả thu được còn giúp cho việc phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo cho công tác lập định mức chi phí và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau.
2.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong quá trình sản xuất, một yếu tố chi phí không thể thiếu đó là CPNVLTT vì NVL là cơ sở vật chất và điều kiện hình thành nên sản phẩm. Và đây cũng là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Với các doanh nghiệp sản xuất nói chung thì CPNVLTT là giá trị NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng cho việc chế tạo sản phẩm.
Ở Công ty CPCKXDGT Thăng Long, do đặc thù của quá trình sản xuất nên NVL phục vụ cho sản xuất được chia thành:
- NVL chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên sản phẩm như: thép ống, thép hình các loại, tôn, giấy phản quang, bạc đồng, hạt phản quang…
- Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với NVL chính làm tăng chất lượng, mẫu mã của sản phẩm hoặc được sử dụng để bảo đảm cho công cụ lao động hoạt động bình thường như: đề can, bu lông, đinh tán, dây điện, cao su, van, long đen, bông thủy tinh…
- Nhiên liệu: là những vật chất tạo ra nhiệt năng trong quá trình sản xuất như: gas, than, xăng, khí…
Việc tính giá cho NVL làm cơ sở cho việc xác định CPNVLTT được kế toán tiến hành như sau:
NVL nhập kho được kế toán phản ánh theo giá thực tế:
Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên chỉ có Thuế Nhập khẩu và Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính vào giá NVL nhập kho.
NVL xuất kho được tính giá theo phương pháp Nhập trước - Xuất trước (FIFO). Theo đó đơn giá của NVL xuất kho là đơn giá của lô NVL mua trước.
Đơn giá NVL xuất kho sẽ là cơ sở để hạch toán CPNVLTT. Đối với NVL mua
Giá thực tế
của NVL =
Giá mua ghi trên hóa đơn
+ thu muaChi phí + Thuế - giảm giáCKTM, hàng mua
của công ty, trong trường hợp này thì toàn bộ chi phí thu mua NVL được tính vào CPSXC trong kỳ.
Hàng quý, Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật lập định mức vật tư căn cứ vào kế hoạch SXKD do phòng Kinh doanh lập ra và chuyển xuống các Xí nghiệp sản xuất. Các Xí nghiệp sản xuất sử dụng định mức vật tư để lĩnh NVL từ kho, sau đó mang lên Phòng Tài chính – Kế toán viết phiếu xuất kho. Trong trường hợp kho không có hoặc không đủ NVL theo yêu cầu thì các Xí nghiệp sản xuất sẽ trực tiếp mua ở ngoài khi được sự phê duyệt của Trưởng phòng Kinh doanh, sau đó mang chứng từ về Phòng Tài chính – Kế toán để thanh toán hoặc nhận tiền tạm ứng để đi mua vật tư. Lúc này NVL mua về được đưa thẳng xuống Xí nghiệp sản xuất mà không phải nhập kho công ty. Giá trị lô NVL này được hạch toán vào chi phí NVL trong kỳ.
Đến cuối quý, Kế toán Hàng tồn kho, Thủ kho xuống xí nghiệp sản xuất đánh giá, kiểm kê vật tư không sử dụng hết. Số vật tư không dùng hết này được giữ lại xí nghiệp để sản xuất kỳ sau chứ không nhập lại kho của công ty, nhưng kế toán Hàng tồn kho vẫn hạch toán Nợ TK 1521, Có TK 621 (chi tiết cho từng loại sản phẩm).
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành căn cứ vào các phiếu xuất kho, định mức vật tư, báo cáo sử dụng vật tư, báo cáo vật tư tồn tại xí nghiệp sản xuất để tính ra giá trị NVL thực tế đã sử dụng trong kỳ theo công thức:
Sau khi tính được giá trị NVL sử dụng trong kỳ, Kế toán đối chiếu với số liệu trên Sổ chi tiết TK 621. Nếu có chênh lệch thì tiến hành điều chỉnh, ghi giảm CPNVLTT trong kỳ.
Nhằm phục vụ cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành cũng như đặc điểm hoạt động sản xuất, công ty sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp” để tập hợp CPNVLTT.
TK này được chi tiết cho từng sản phẩm như sau:
-TK 621:01 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Biển báo các loại -TK 621:02 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Tấm sóng các loại -TK 621:03 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Gương cầu giao thông -TK 621:07 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Sơn đường
Sinh viên: Phạm Thị Hiền – K18 KT2 Giá trị NVL sử dụng trong kỳ = Giá trị NVL tồn ở xí nghiệp đầu kỳ + Giá trị NVL nhập từ kho trong kỳ + Giá trị NVL mua ngoài trong kỳ - Giá trị NVL tồn ở xí nghiệp cuối kỳ 55
-TK 621:08 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Máy phun sơn nóng -TK 621:11 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Tấm chống chói -TK 621:12 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Sàn lót
-TK 621:37 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Rọ đá -TK 621:45 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Cột km -TK 621:47 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Nhôm kính
………..
Công ty tiến hành theo dõi và quản lý CPNVLTT bắt đầu từ khâu xuất kho NVL cho sản xuất sản phẩm. Việc xuất kho NVL cho sản xuất chỉ được thực hiện khi có định mức vật tư đã được phê duyệt của Phòng kinh doanh.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong kỳ và dựa vào định mức tiêu hao cho từng sản phẩm, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật xác định số lượng và chủng loại NVL cần thiết cho từng xí nghiệp sản xuất và từng loại sản phẩm, sau đó tiến hành lập định mức vật tư cho từng chủng loại NVL đã xác định. Sau khi được ký duyệt, định mức vật tư được chuyển xuống các xí nghiệp sản xuất. Căn cứ vào phiếu này, các xí nghiệp xuống kho vật liệu để lĩnh vật tư về xí nghiệp để tiến hành sản xuất.
Biểu 2.5: Định mức tiêu hao NVL của 1 đơn vị sản phẩm Biển tam giác