hình doanh nghiệp
a, Doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc
Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang có hoặc không đáng kể.
Do số lượng mặt hàng ít nên việc hạch toán chi phí sản xuất được mở ở một sổ hoặc thẻ hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp liên hợp.
b, Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Đối với doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn hàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.
Tùy theo tính chất và sản phẩm của từng đơn đặt hàng, để áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp thường sử dụng các phương pháp như phương pháp giản đơn (nếu 01 sản phẩm), phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ hay kết hợp giữa các phương pháp.
Do việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không trùng hợp với kỳ báo cáo. Những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. Với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn vị. Giá thành đơn vị được tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn hàng chia cho số lượng sản phẩm trong đơn hàng đó.
c, Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung. Kế toán sẽ xác định giá thành định mức từng loại sản phẩm đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong kỳ thành ba loại: theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức, chênh lệch so với định mức.
Sinh viên: Phạm Thị Hiền – K18 KT2
31 Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức sản phẩm ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch so với định mức đã điều chỉnh
Tùy theo định mức quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau.
d, Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục
Trong doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình độ nhất định, mỗi bước tạo ra một bán thành phẩm. Bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau nên phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến. Tức là chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Đối với chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ tập hợp theo từng phân xưởng sau đó tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
Tùy theo tính chất hàng hóa của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí hoặc hệ số. Cụ thể:
- Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán bán thành phẩm:
Phương pháp này thường áp dụng đối với doanh nghiệp mà bán thành phẩm có giá trị sử dụng độc lập (Có thể nhập kho hoặc đem bán) hoặc trong trường hợp yêu cầu hạch toán kinh tế giữa các phân xưởng cao.
Theo phương án này, kế toán phải lần lượt tính giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước rồi kết chuyển sang giai đoạn sau để tính tiếp giá thành bán thành phẩm của giai đoạn tiếp theo cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Giả sử sản phẩm trải qua “n” giai đoạn chế biến:
……. Giá thành bán thành phẩm bước 1 = Chi phí nguyên vật liệu chính + + Chi phí chế biến bước 1 Chênh lệch giá trị bán thành phẩm dở dang bước 1 Giá thành bán thành phẩm bước 2 = + + Chênh lệch giá trị bán thành phẩm dở dang bước 2 Giá thành bán thành phẩm bước 1 chuyển sang Chi phí chế biến bước 2
Phương pháp này cung cấp thông tin đầy đủ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ biết tổng giá thành sản phẩm mà còn biết giá thành thực tế của các bộ phận cấu thành nên sản phẩm giúp cho việc quản lý giá thành được thực hiện tốt hơn.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là đòi hỏi hoạt động quản lý phức tạp, công tác tổ chức hạch toán kế toán phải được tiến hành một cách khoa học thì thông tin mới có thể truyền đi nhanh chóng, kịp thời, chính xác giữa các khâu.
- Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán không bán thành phẩm Phương pháp này thường áp dụng ở các doanh nghiệp không bán bán thành phẩm ra ngoài hoặc yêu cầu hạch toán kinh tế giữa các phân xưởng không cao.
Theo phương pháp này, chỉ cần tính giá thành của thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng còn các giai đoạn chế biến khác, các phân xưởng chỉ cần hạch toán chi phí.
Đối với phương pháp này, công tác hạch toán đỡ phức tạp hơn phương pháp trên, công tác tính giá thành được tiến hành nhanh chóng hơn tuy nhiên thông tin thường không được liên tục vì chỉ đến cuối kỳ các số liệu về giá thành sản phẩm mới được đầy đủ.
e, Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận kinh doanh phụ
Sản xuất phụ là ngành được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính. Nếu không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể thì chi phí sản xuất được tập hợp riêng theo từng bộ phận, hoạt động. Giá thành sản phẩm của từng bộ phận được tính theo phương pháp trực tiếp.
Nếu có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ thì có thể áp dụng phương pháp đại số - là phương pháp xây dựng và giải các phương trình đại số để tính giá thành sản phẩm của sản xuất kinh doanh phụ phục vụ các đối tượng hoặc phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu hay giá thành kế hoạch. 1.5. TỔ CHỨC HỆ THỒNG CHỨNG TỪ VÀ SỔ SÁCH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM