Đa dạng hóa và đổi mới các hình thức, biện pháp và phƣơng tiện phổ biến giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 80)

tiện phổ biến giáo dục pháp luật

Các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật truyền thống phải tiếp tục được duy trì, phát huy hiệu quả trên thực tế đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay đối với công tác này. Đồng thời, bản thân các hình thức đó cũng phải được đổi mới cho phù hợp với tình hình mới.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng theo tinh thần Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

Chủ động và tích cực khai thác, sử dụng hiệu quả hơn nữa các phương tiện thông tin đại chúng. Tủ sách pháp luật, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên báo chí bằng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài. Xây dựng tài liệu song ngữ dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và người nước ngoài ở Việt Nam.

Phát triển Câu lạc bộ pháp luật, các loại hình Câu lạc bộ khác, tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý tại những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, miền núi, chú trọng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải cơ sở, hoạt động xét xử và hoạt động thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước khác. Đa dạng hóa các hình thức thi tìm hiểu pháp luật, giao lưu, sinh hoạt văn hóa văn nghệ có lồng ghép nội dung pháp luật.

Chú trọng đến hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo khác nhau: xây dựng các giáo trình, chương trình đào tạo luật phù hợp với từng cấp học; sử dụng giáo viên giảng dạy là những người am hiểu về tri thức pháp luật nhất định trong một số trường hợp đòi hỏi phải có trình độ cử nhân luật, thạc sĩ luật... Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy và học pháp luật này đòi hỏi phải đổi mới cả những phương pháp giảng dạy mới, hiện đại để học sinh, sinh viên tiếp cận tri thức pháp luật một cách chuyên sâu nhất. Điều này hoàn toàn khác biệt với việc giảng dạy và tiếp thu một cách thụ động, học thuộc vẹt các điều luật. Các nội dung đổi mới này phải được quan tâm và thực hiện đồng bộ thì công tác giảng dạy pháp luật tại các nhà trường mới có hiệu quả cao.

Như vậy, song song với việc tiếp tục phát huy hiệu quả, sáng tạo các

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)