Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với pháp luật và hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 25)

động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

a) Mối quan hệ với pháp luật

"Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội" [30].

Pháp luật do nhà nước ban hành và phản ánh ý chí chủ quan - ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Pháp luật đảm bảo trật tự xã hội bằng cách: điều chỉnh các quan hệ xã hội đưa chúng vào những phạm vi, khuôn mẫu để định hướng chúng phát triển theo định hướng của Nhà nước.

Song song với chức năng phản ánh xã hội, pháp luật còn tác động vào ý thức con người làm cho con người hình thành nên những xử sự phù hợp với với yêu cầu của các quy phạm pháp luật. Điều đó có nghĩa là pháp luật có được thực hiện trên thực tế hay không phụ thuộc vào tư tưởng, tình cảm, thái độ đối với pháp luật của các cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Như vậy, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật cùng với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác cấu thành thượng tầng kiến trúc pháp lý của xã hội. Các hoạt động xây dựng luật và thực hiện pháp luật trên thực tế có mối liên hệ mật thiết và phụ thuộc rất nhiều vào ý thức pháp luật. Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa ý thức pháp luật và pháp luật, văn hóa pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân.

Ý thức pháp luật và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau, điều đó được biểu hiện qua một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, ý thức pháp luật và hoạt động xây dựng pháp luật

Xuất phát từ chức năng nhận thức của mình thì ý thức pháp luật là tiền đề trực tiếp cho hoạt động xây dựng pháp luật. Vì vậy, ý thức pháp luật cao thì sẽ giúp cho việc đánh giá đúng đắn tầm quan trọng pháp lý của các quan hệ xã hội từ đó xây dựng pháp luật phù hợp điều chỉnh chúng. Đồng thời, ý thức pháp luật cao cũng đảm bảo cho hoạt động soạn thảo, xây dựng dự án pháp luật được tiến hành tốt, đảm bảo tính khả thi.

Trong hoạt động xây dựng pháp luật thì trước khi ý thức pháp luật được thể hiện thông qua dạng văn bản chúng đã được chín muồi trong ý thức pháp luật của các cá nhân dưới dạng mô hình hóa hành vi pháp lý một cách khoa học. Ý thức pháp luật được coi là nhân tố chủ quan, có tính quyết định đến nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật.

Như vậy, ý thức pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật, cần thiết phải hoàn thiện hệ tư tưởng pháp luật với tính cách là bộ phận lý luận khoa học của ý thức pháp luật mà ở đó phản ánh các nhu cầu, lợi ích xã hội và chuyển hóa chúng thành các chế định và quy phạm luật. Để thực hiện điều này một cách hiệu quả trước hết là phải nâng cao trình độ pháp luật của các cán bộ, cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật. Bên

cạnh đó cần thiết phải nâng cao ý thức pháp luật của tầng lớp nhân dân lao động vì quá trình phát triển và mở rộng dân chủ thì người dân ngày càng tham gia nhiều vào quá trình xây dựng pháp luật.

Thứ hai, ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích nhằm làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể pháp luật.

Sự thực hiện pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức pháp luật và trạng thái tâm lý của con người. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của con người thông qua ý thức pháp luật của họ. Ý thức pháp luật của họ càng cao thì sự tuân thủ, chấp hành pháp luật càng đúng đắn.

Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

Đối với hoạt động áp dụng pháp luật thì ý thức pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trên thực tế khi các cơ quan có thẩm quyền, người có chức trách khi giải quyết một vụ việc thì trước tiên họ phải tìm hiểu, thu thập, xác minh và làm rõ nội dung sự việc. Dựa trên cơ sở đó họ sẽ đối chiếu và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để điều chỉnh quan hệ xã hội phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện thì ý thức pháp luật cho phép áp dụng tương tự pháp luật được đúng đắn. Do vậy, nếu trình độ của người có thẩm quyền cao thì hoạt động áp dụng pháp luật sẽ chính xác, đúng đắn và hiệu quả.

Mặc dù pháp luật chịu sự quy định của ý thức pháp luật nhưng nó cũng có những tác động tích cực góp phần củng cố, phát triển và hoàn hiện ý

thức pháp luật. Hệ thống pháp luật càng hoàn chỉnh thì càng tạo điều kiện cho việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.

Pháp luật phản ánh những tư tưởng, quan điểm pháp lý tiên tiến trong xã hội của ý thức pháp luật. Pháp luật đóng vai trò là "phương tiện" để truyền bá ý thức pháp luật xã hội tới ý thức pháp luật cá nhân, nâng cao ý thức pháp luật cá nhân lên ngang tầm với ý thức pháp luật tiên tiến trong xã hội. Phương tiện này hoạt động hiệu quả là nhờ vào đặc trưng vốn có của pháp luật là tính

bắt buộc: thứ nhất, những tư tưởng, quan điểm tiên tiến của ý thức pháp luật

khi đã trở thành yêu cầu của pháp luật sẽ được lan truyền rộng rãi; thứ hai,

những tư tưởng, quan điểm đó phù hợp với nhu cầu và lợi ích của đại đa số nhân dân nên sẽ được thực hiện một cách tự giác; thứ ba, có thể kể đến sự cưỡng chế của pháp luật (tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận thấy rằng mục đích cuối cùng của sự cưỡng chế nhà nước là giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân).

b) Mối quan hệ với hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là một trong những phương thức góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân. Thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sẽ cung cấp cho nhân dân những kiến thức pháp lý cơ bản cũng như chuyên sâu trong từng lĩnh vực phù hợp với từng đối tượng, vùng miền khác nhau. Từ đó, nhân dân sẽ dần dần nâng cao ý thức pháp luật và quá trình thực thi, áp dụng pháp luật đảm bảo tính chính xác, đúng đắn, hiệu quả.

Mối quan hệ giữa hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với ý thức pháp luật là mối quan hệ biện chứng có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự hiểu biết, tuân thủ pháp luật của nhân dân phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Và qua tình hình ý thức pháp luật (hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, vận dụng pháp luật...) chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động phổ biến

giáo dục pháp luật trong nhân dân như thế nào? Hay có thể nói rằng hiệu quả của hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được phản ánh rõ nét thông qua ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân sau khi đã được tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)