Giai đoạn từ năm 2003 đến năm

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 51)

Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 (ban hành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ) được triển khai thực hiện trong bối cảnh vô cùng thuận lợi: cả nước phấn đấu hoàn thành cơ bản nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, lần thứ X và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2001-2010; chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải

cách tư pháp được triển khai mạnh mẽ. Đặc biệt, ngày 09/12/2003, Ban bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Sau 5 năm thực hiện chương trình trên với tất cả sự nỗ lực của các ban ngành trong cả nước Chương trình đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Chúng ta có thể nhìn nhận và đánh giá nhận định trên qua một số nội dung cơ bản mà hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã đạt được trong 5 năm qua:

a) Công tác tổ chức triển khai thực hiện chương trình

Sau khi Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2003 - 2007 Bộ Tư pháp đã khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình thông qua Hội nghị toàn quốc quán triệt về việc thực hiện Chương trình và ban hành Thông tư số 01/2003/TT-BTP ngày 14/03/2003 hướng dẫn thực hiện quyết định trên.

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo các thành viên tổ chức triển khai nội dung và hướng dẫn thực hiện Chương trình như ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, giới thiệu thông qua các cuộc họp, tập huấn, cũng như lồng ghép với việc quán triệt các chủ trương, chính sách khác của Đảng, Nhà nước đảm bảo việc triển khai Chương trình phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn.

Hoạt động kiểm tra của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương được thực hiện một cách thường xuyên và đều đặn hơn. Trong hai năm 2005 và 2006 đã thành lập được 16 Đoàn đi kiểm tra công tác này ở một

số Bộ, ngành, địa phương. Năm 2007 thành lập ba đoàn đi kiểm tra đột xuất phục vụ cho việc sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW. Nhìn chung, chế độ thông tin, báo cáo hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cơ bản được thực hiện đúng thời hạn.

Hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Chương trình: Công tác kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong năm năm qua đã có những bước phát triển đáng kể: Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp được thành lập ngày càng nhiều (hiện nay có 15 Bộ thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật; 64/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh; gần 100% huyện, quận, xã, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật; và gần 80% cấp xã thành lập Hội đồng phối hợp).

Theo số liệu thống kê của 14 Bộ, ngành hiện có hơn 2.200 cán bộ pháp chế tham gia hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật. Tính đến cuối tháng 12/2007 cả nước có khoảng 232 báo cáo viên pháp luật trung ương, 22.342 báo cáo viên cấp tỉnh và cấp huyện, 87.346 tuyên truyền viên cấp xã, 60.832 người từ các lực lượng khác tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cũng như kinh phí phục vụ cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trong 5 năm qua cũng được quan tâm nhiều hơn. Để hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 05/08/2005 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2005/TT-BTC để quy định, hướng dẫn chi tiết. Tiếp theo đó một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời phù hợp với tình hình ở địa phương như (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Định...). Các Bộ, ngành đều bố trí kinh phí cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong kế hoạch ngân sách năm của mình:

64/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hầu hết các huyện đều phê duyệt kinh phí theo kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật. Riêng đối với xã, phường, thị trấn thì kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật ở nhiều nơi còn rất khó khăn, đặc biệt là khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Ngoài khoản ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, có nơi còn nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, dự án; huy động được sự đóng góp từ phía doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.

b) Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

+ Về đối tượng được tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật: theo

tinh thần chỉ đạo của Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2003 - 2007 thì công tác phổ biến giáo dục pháp luật tập trung vào 5 nhóm đối tượng ưu tiên là nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ; cán bộ, công chức; thanh thiếu niên; người lao động, người quản lý; cán bộ công đoàn và lực lượng vũ trang nhân dân.

Thông qua các chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thuận lợi, kịp thời và phù hợp với từng loại đối tượng thì ý thức chấp hành pháp luật của đại đa số nhân dân có chuyển biến tích cực rõ nét.

Ví dụ như trong việc chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ phần lớn nhân dân khi tham gia giao thông đã tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy hay ở nhiều địa phương tình hình khiếu nại vượt cấp, sai pháp luật có chiều hướng giảm.

+ Về các hình thức, biện pháp tuyên truyền mới tiếp tục được phát huy

và nhân rộng: Các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật truyền thống tiếp tục được vận dụng sáng tạo bên cạnh các hình thức tuyên truyền mới.

Tuyên truyền miệng được sử dụng theo hướng tăng cường thảo luận, đối thoại: đây là hình thức tuyên truyền phổ biến hiện được các bộ ngành, địa phương sử dụng linh hoạt thông qua việc: hội thảo, tọa đàm, các lớp tập huấn,

hoạt động khác. Trong khi tiến hành hội thảo, tọa đàm tăng cường đối thoại để nắm bắt và giải đáp những thắc mắc, yêu cầu.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hệ thống thông tin đại chúng (kênh phát thanh và truyền hình Trung ương và địa phương) ngày càng được cải tiến và sử dụng có hiệu quả: Các chuyên trang, chuyên mục trên các loại báo chí được củng cố và cải tiến, tăng về số lượng và chất lượng, cách trình bày hấp dẫn dưới nhiều dạng (hỏi đáp, tình huống, tiểu phẩm) và nội dung có ý nghĩa thiết ("An toàn giao thông", "Những chuyện nên biết", "Văn bản mới"...); Xây dựng mới các chuyên mục mang tính đặc thù (Chương trình thử nghiệm trên truyền hình bằng bốn thứ tiếng dân tộc của Bộ tài nguyên và môi trường; phát thanh song ngữ tiếng Kinh - Tày, Dao, Mông, Giáy, chuyên mục tiếng dân tộc của Đài truyền thanh Tỉnh Sơn La, Trà Vinh, Lào Cai...)...

Tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật phong phú hơn trước, đã chú trọng về hình thức để hấp dẫn người đọc, người xem: bên cạnh các loại sách phổ biến như là Sách hỏi đáp pháp luật, Sách chuyên đề, Sổ tay pháp luật, tờ rơi, Đề cương giới thiệu pháp luật, Sách song ngữ Anh - Việt... còn có các loại tài liệu khác như băng tiếng, băng hình, đĩa CD, CD-ROM chứa đựng các văn bản pháp luật. Ngoài ra, các tài liệu mang tính trực quan như pa - nô, áp - phích, tranh cổ động, khẩu hiệu, tờ tin ảnh về chủ đề pháp luật được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả trong các dịp diễn ra các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lớn.

Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật được đổi mới về cách thức và thực hiện qua nhiều phương tiện: theo báo cáo trong 5 năm qua cả nước đã tổ chức được hơn 44.000 cuộc thi và hội thi lớn nhỏ, hơn 176.000 cuộc giao lưu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ có lồng ghép nội dung pháp luật. Cách thức tổ chức các cuộc thi đã có nhiều cải tiến để phù hợp với tình hình thực tế Thi trắc nghiệm, vấn đáp (Cà Mau, Hậu Giang), ngoài ra còn thực hiện các hình thức trên phạm vi cả nước đó là "Nông dân và pháp luật", "Hòa giải viên giỏi",

"Tuyên truyền viên pháp luật giỏi", "Nhà nông đua tài".... Đồng thời, các Bộ ngành cũng chủ động tổ chức các cuộc thi về nội dung liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình như thi tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 1999, Luật giao thông đường bộ, Luật Môi trường...

Các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật và các chương trình giao lưu có lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật đã giúp cán bộ, nhân dân nắm bắt pháp luật kịp thời và thuận tiện, dễ hiểu.

Về hình thức khai thác tủ sách pháp luật: tủ sách pháp luật, túi sách pháp luật, ngăn sách pháp luật được xây dựng ở các xã, phường, thị trấn, được đặt ở điểm trung tâm bưu điện văn hóa xã, thôn, làng, ở nhà văn hóa, ấp nhân dân, ở cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp. Hầu hết các cấp đã chủ động và sáng tạo, đa dạng hóa các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật (Bắc Kạn, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương...).

Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, đẩy mạnh tư vấn, trợ giúp lưu động cho đồng bào dân tộc thiểu số, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Hiện cả nước có 36.919 tổ chức tư vấn pháp luật, câu lạc bộ trợ giúp pháp luật và câu lạc bộ pháp luật, 5 năm qua đã thực hiện 114.565 cuộc tư vấn, trợ giúp. Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp luật lao động tiếp tục được tăng cường tại các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đồng bào.

Hòa giải thành ở cơ sở đạt tỷ lệ cao, có nơi trên 90%: thông qua hoạt động hòa giải những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ đã góp phần giải quyết các tranh chấp ngay từ cơ sở, góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Có địa phương đã xây dựng và duy trì hoạt động của Tổ hòa giải có hiệu quả với các mô hình như "5 tốt" (thành phố Hà Nội), "Tổ hòa giải - tuyên truyền pháp luật" (Hậu Giang)...

Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục pháp luật trong nhà trường: Giáo dục công dân đã trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường tại các cấp giáo dục phổ thông; 100% các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp không chuyên Luật đưa nội dung pháp luật vào giảng dạy. Về nội dung giảng dạy, chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân và chương trình, giáo trình nhà nước và pháp luật đại cương được cải tiến phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đào tạo. Phương pháp đào tạo cũng được đổi mới theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh, sinh viên trong việc học tập pháp luật. Đồng thời một số trường học rất coi trọng vấn đề lồng ghép nội dung phổ biến pháp luật với các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp... Qua đó học sinh, sinh viên dễ dàng hiểu và tiếp thu các kiến thức pháp luật cần thiết.

Câu lạc bộ pháp luật ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về loại hình, duy trì hoạt động thường xuyên có hiệu quả, đặc biệt chú trọng đến nội dung sinh hoạt theo chuyên đề. Điểm nổi bật là có nhiều loại câu lạc bộ mới được thành lập như Câu lạc bộ sau cai nghiện, Câu lạc bộ giáo dục pháp luật ở các trường học, Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình.

Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử lưu động của Tòa án nhân dân trong những năm gần đây cũng đạt được nhiều kết quả tốt, phần lớn Thẩm phán đã ý thức được ý nghĩa của việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử. Thực tiễn xét xử cho thấy, trong năm 2004 (có hơn 2000 phiên tòa), năm 2005 (có hơn 2500 phiên tòa), năm 2006 (có hơn 3000 phiên tòa) xét xử lưu động tại địa phương xảy ra vụ án, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm và nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Các đơn vị thực hiện tốt công tác này như: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các tòa án quân sự…

+ Về nội dung pháp luật được tuyên truyền: Nội dung pháp luật cần tuyên truyền về cơ bản là phù hợp, đã bám sát các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an ninh, an toàn xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong 5 năm qua công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã tập trung vào các nội dung: về dân sự, kinh tế (Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Đất đai năm 2003; Luật Doanh nghiệp năm 2005); về quyền dân chủ của công dân (Luật Khiếu nại tố cáo, Nghị quyết số 388/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra); về hội nhập kinh tế, quốc tế (Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, các quy định liên quan đến việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)); đặc biệt năm 2007 đã tập trung vào phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW, các Bộ, ngành chủ trì dự thảo ban hành các văn bản pháp luật đã đảm nhiệm trách nhiệm chính trong việc phổ biến và thực hiện văn bản pháp luật đó cho cán bộ công chức ngành mình; đồng thời cũng phối hợp với Bộ Tư pháp, các đoàn thể ở Trung ương để triển khai việc phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ và nhân dân. Đồng thời, các địa phương đã căn cứ vào tình hình nhiệm vụ chính trị xã hội tại địa phương để triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân địa phương phù hợp với đối tượng, lựa chọn nội dung phù hợp như: các tỉnh biên giới tuyên truyền Luật biên giới quốc gia; các tỉnh miền núi tập trung phổ biến Luật bảo vệ và phát triển rừng; các tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất quan tâm phổ biến pháp luật về lao động, giải quyết tranh chấp lao động...

Nhìn chung, các văn bản pháp luật do chính quyền địa phương ban hành được quan tâm phổ biến nhiều hơn so với trước đây. Điểm nổi bật là các địa phương đã chú ý nhiều đến việc tuyên truyền, giáo dục các nội dung pháp

luật có ý nghĩa vào các đợt cao điểm diễn ra các sự kiện chính trị, xã hội, văn

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)