Giai đoạn năm 2008 đến 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 61)

Năm 2008 có thể nói rằng tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của thế giới đã có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh tế, chính trị nước ta nói chung và công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói riêng. Tuy

nhiên, với sự quan tâm và nỗ lực hết mình của các cấp, các ngành công tác phổ biến giáo dục pháp luật vẫn gặt hái được nhiều thành công đáng kể trong hoạt động của mình. Đồng thời tiếp tục phát huy vai trò tích cực của mình trong việc hình thành, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Sự hiểu biết cũng như tuân thủ, chấp hành pháp luật của đại đa số nhân dân ngày càng được nâng cao đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội trong bối cảnh hội nhập và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sau hơn một năm thực hiện Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2008 - 2012 của Chính phủ, đã có nhiều chuyển biến tích cực như: các cấp, các ngành đã xác định rõ vai trò của mình trong công tác này, giảm cơ bản tình trạng phó thác cho cơ quan tư pháp hay cơ quan chuyên môn như thời gian trước đây. Nhìn chung, nhiều hình thức phổ biến giáo dục pháp luật mới được phát hiện kịp thời và phổ biến rộng rãi, củng cố thêm lực lượng làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật chuyên trách và phối hợp.

Trong năm 2008 hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật có điểm nổi bật là tiến hành tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 - 2007 (ban hành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ); 10 năm thực hiện Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở và 10 năm thực hiện Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn.

Các Đề án của Chương trình 212 tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cơ quan thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật nên nhìn chung các đề án đều thực hiện đúng tiến độ: đến Quý IV năm 2008 Đề án 3 của Thanh tra Chính phủ và Đề án 4 của Bộ Tư pháp đã tiến hành sơ kết giai đoạn 1, triển khai giai đoạn 2 theo đúng tiến độ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Đề án 2 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiến hành sơ kết vào Quý I năm 2009.

Nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của năm 2008 tập trung vào một số nội dung chính như: Tuyên truyền 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững của Chính phủ; tuyên truyền phục vụ các sự kiện chính trị lớn của đất nước; phổ biến, tuyên truyền một số Luật có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/07/2008 ví dụ Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật tương trợ Tư pháp...; tiếp tục phổ biến sâu rộng các Luật giao thông đường thủy nội địa, Luật phòng chống tham nhũng, Luật bảo vệ môi trường...

Song song với sự phát triển ngày càng hiện đại của công nghệ thông tin, năm 2008 công tác phổ biến giáo dục pháp luật cũng đã từng bước sử dụng công nghệ hiện đại vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả: Đặc san tuyên truyền của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ đã được đưa lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư

pháp (Trang phổ biến giáo dục pháp luật). Điều này đã đáp ứng kịp thời nhu

cầu tìm hiểu pháp luật vì tiện ích khai thác, sử dụng và tra cứu. Qua theo dõi của Vụ phổ biến giáo dục pháp luật (bộ phận giúp việc của Hội đồng phối hợp) và Trung tâm thông tin (nay là Cục công nghệ thông tin của Bộ Tư pháp) thì số lượng người truy cập và khai thác thông tin của Trang phổ biến giáo dục pháp luật là tương đối lớn.

Cùng với sự chủ động sáng tạo, tìm tòi Hội đồng phối hợp đã phát hiện và cho áp dụng những hình thức, cách làm mới một cách hiệu quả, ví dụ như: Tổ hòa giải tốt, ngày pháp luật (Hà Nội); Phiên chợ Pháp luật (Hà Giang, Lào Cai); mô hình "Giỏ sách pháp luật" được triển khai ở các khu nhà trọ của công nhân các khu công nghiệp (Bình Dương)...

Trọng tâm của hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trong năm 2009 là hướng về cơ sở, bám sát nhu cầu của người dân và nhất là phát huy vai trò của lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp cơ sở. Đồng thời, cần phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, nhất là các già làng, trưởng bản, người

có uy tín trong cộng đồng dân cư. Bởi họ là những người bám sát cơ sở, thường xuyên tiếp xúc với người dân, nên có khả năng đưa pháp luật đến với người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây là nội dung quan trọng được các thành viên của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhất trí thông qua.

Như vậy, tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2009 công tác phổ biến giáo dục pháp, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân vẫn luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành trong cả nước. Kết quả của công tác này đạt được trong suốt thời gian qua vẫn được duy trì và phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 61)