thì trong tình hình mới phải đẩy mạnh việc tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật. Đồng thời, kịp thời đánh giá, tổng kết các hình thức, biện pháp tuyên truyền mới để hướng dẫn nhân rộng trong từng địa phương và cả nước.
3.2.3 Kiện toàn nguồn nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phổ biến giáo dục pháp luật
a) Về nhận thức tư tưởng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật
Quán triệt quan điểm việc triển khai thực hiện Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật phải được tiến hành đồng bộ với các Chương trình của Chính phủ, của các cấp, các ngành về phát triển kinh tế - xã hội và về phổ biến giáo dục pháp luật: Giải pháp này sẽ đảm bảo được việc tạo ra sự chuyển biến đồng bộ, tránh chồng chéo, bảo đảm tiết kiệm về nguồn nhân lực trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Do vậy, từ giai đoạn 2008 - 2012 và giai đoạn tiếp theo đòi hỏi Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật phải bám sát và phục vụ có hiệu quả việc triển khai thực hiện các Chương trình của
Chính phủ, các cấp, các ngành về phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), với các Đề án của Chương trình hành động quốc gia về phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2005 - 2010 của Chính phủ (Chương trình 212). Các chương trình, kế hoạch cần có sự lồng ghép, hỗ trợ nhau vì mục tiêu chung là nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp về vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Yêu cầu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải xác định rằng việc tìm hiểu, học tập pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên để nâng cao trình độ nhận thức về lý tưởng cách mạng.
b) Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật là cơ quan tổ chức phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan, ban, ngành, tổ chức ở Trung ương và địa phương về công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Tính đến thời điểm năm 2008 Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, Hội đồng phối hợp của các bộ, ngành và Hội đồng phối hợp của các địa phương cũng đã được củng cố, kiện toàn. Một số Hội đồng phối hợp cấp tỉnh đã tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Quy chế về tổ chức, hoạt động quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp cũng như quan hệ phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hoạt động của Hội đồng phối hợp từ Trung ương xuống địa phương phải tiếp tục được kiện toàn và phát huy hiệu quả hoạt động theo hướng bảo
đảm tính thiết thực tránh hình thức và xác định rõ vị trí, vai trò của mình đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
c) Củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật
Nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, góp phần tăng cường quản lý Nhà nước và xã hội bằng pháp luật trong tình hình mới hiện nay. Các bộ, các ngành phải tích cực trong công tác tập trung củng cố, nâng cao, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật như: bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi công tác này tại những đơn vị có tổ chức, cán bộ pháp chế hoạt động theo quy chế của Chính phủ.
Song song với biện pháp trên cần phải tiến hành đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của những người thực hiện việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn phải được dành thời gian, kinh phí thỏa đáng và phải tiến hành liên tục, thường xuyên.
Để tiếp tục tạo ra sự đồng đều về dân trí nói chung và hiểu biết pháp luật nói riêng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với người dân tộc thiểu số tại các địa bàn xa xôi, hẻo lánh. Do vậy, cần phải phát triển đội ngũ cán bộ tuyên truyền biết tiếng dân tộc để phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân về chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước và các nội dung khác liên quan. Có thể tiến hành trực tiếp qua hình thức tuyên truyền miệng, trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở hay qua các kênh truyền hình, phát thanh tiếng dân tộc...
Thu hút, khuyến khích đông đảo lực lượng báo cáo viên tuyên huấn, các luật gia, cán bộ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, thanh niên tình
nguyện, các Hiệp hội tích cực tham gia vào hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Thông qua các hoạt động của họ để có thể lồng ghép các nội dung, chương trình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân.
Như vậy, phải tập trung vào nâng cao, phát triển nguồn nhân lực tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật gồm ba nhóm chính sau:
- Cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp, cán bộ pháp chế, cán bộ, công chức các cơ quan thực thi pháp luật.
- Báo cáo viên, tuyên truyền viên, phóng viên, biên tập viên pháp luật trong các cơ quan báo chí, xuất bản, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật.
- Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, và các tổ chức đoàn thể khác: thanh niên tình nguyện, luật gia, đoàn viên...