THỰC TRẠNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA NGƢỜI DÂN

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 64)

Với nhiều chủ trương, chính sách, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công tác xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng nâng cao và có chất lượng tốt tạo ra sự chuyển biến rõ rệt so với thời kỳ bao cấp trước đây. Với các quy định phù hợp của pháp luật về các quyền cơ bản của con người (như ăn, ở, đi lại, kinh doanh...) đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho sinh hoạt của mọi người dân. Ý thức pháp luật của người dân cũng có sự chuyển biến tích cực, nhận thức về vị trí vai trò của pháp luật đối với đời sống ngày càng cao. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn vai trò của pháp luật trong cuộc sống người dân có ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật tốt hơn.

Ý thức pháp luật của nhân dân Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, nâng cao về mọi phương diện. Sự hiểu biết về tri thức pháp luật nói chung, pháp luật chuyên ngành của cán bộ công chức và người dân ngày càng nâng cao không chỉ về số lượng văn bản pháp luật mà về bản chất nội dung các quy định pháp luật. Điều này thể hiện qua tình hình ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế,

văn hóa, giao thông, môi trường, y tế, hội nhập kinh tế quốc tế... được cải thiện rõ rệt thông qua việc tuân thủ đúng các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Ví dụ các chủ thể kinh doanh tuân thủ đúng các quy định về thành lập, hoạt động của doanh nghiệp; chấp hành tốt các quy định của pháp luật về cạnh tranh lành mạnh; kinh doanh thương mại; tỷ lệ tảo hôn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đã thuyên giảm đáng kể, tỷ lệ tội phạm và các vi phạm pháp luật khác cũng giảm rõ rệt,... Đồng thời, ý thức tự bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân được nâng cao. Chính nhờ có tri thức pháp luật đúng đắn giúp họ có thể tụ hành động để bảo vệ quyền lợi của mình mà không xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác và Nhà nước.

Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây tình hình ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức và người dân Việt Nam có nhiều yếu kém, đặc biệt có nhiều vấn đề mới phát sinh có chiều hướng gia tăng đến mức "báo động" là "điểm nóng" đối với tình hình chính trị, an ninh, xã hội.

Nguyên nhân của những yếu kém này vừa là khách quan lẫn chủ quan như hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, hoàn thiện còn nhiều mâu thuẫn chồng chéo trong quy định cũng như việc thực hiện áp dụng trên thực tế; trình độ hiểu biết của người dân về pháp luật còn nhiều hạn chế; ý thức của người dân còn kém...

Ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân Việt Nam có thể nói là rất kém, điều này khiến cho tình trạng tai nạn giao thông và tắc nghẽn giao thông ngày càng gia tăng đột biến. Từ trước đến nay khi đề cập đến ý thức của người tham gia giao thông, các cơ quan chức năng thường đưa ra nhận định khá nhẹ nhàng: "Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông còn hạn chế". Nhưng lần này trong Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/2007 Chính phủ đã chỉ rõ: "Ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông kém, nhiều người vi phạm trật tự an toàn giao thông rất ngang nhiên mà không bị xử lý

hoặc xử lý không nghiêm..." [59]. Đặc biệt, tình trạng này được coi là rất "báo động" trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, theo ý kiến của Thượng tá Phạm Văn Thịnh - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - Công an Thành phố Hồ Chí Minh - cho biết: hầu hết người vi phạm đều xuất phát từ việc ý thức chấp hành Luật Giao thông kém. Mọi người điều khiển phương tiện biết rõ các hành vị như: Vượt đèn đỏ, lấn tuyến, đi vào đường cấm... là vi phạm, song họ vẫn cố tình vi phạm. Việc người dân thiếu ý thức chấp hành Luật Giao thông chiếm 86% số vụ tai nạn giao thông.

Tình hình vi phạm pháp luật của trẻ em thanh thiếu niên ở nước ta hiện nay đang gia tăng một cách đáng kể, mức độ nghiêm trọng tăng cao và diễn biến rất phức tạp. Thực tế là những vụ việc vi phạm pháp luật đó không đơn thuần diễn ra ở thành thị mà ngay cả thôn quê, vùng sâu, vùng xa cũng diễn ra mạnh mẽ, khiến cho dư luận thực sự hoang mang. lo lắng về tình trạng này.

Theo kết quả điều tra của cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm cho thấy:

Những năm gần đây, gần 40% trẻ vị thành niên phạm pháp, xuất thân từ những gia đình có cha mẹ làm nghề buôn bán, trong đó số trẻ em được trực tiếp phỏng vấn, có trên 52% khai là đang sống với cha mẹ và được cha mẹ nuôi dưỡng. Trong số vị thành niên vi phạm luật pháp có 17% là trẻ bụi đời, sống lang thang, vô gia cư, 72% trẻ vị thành niên phạm pháp cho rằng các em không nhận được sự quan tâm, chăm sóc đầy đủ của cha mẹ và gia đình [37].

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ý thức pháp luật yếu kém này, phải chăng do công tác giáo dục của nhà trường, của gia đình chưa thực sự được chú trọng, quan tâm đúng mức hay do sự quản lý của những người có thẩm quyền còn lỏng lẻo, không nghiêm chỉnh đối với các hoạt động vui chơi, giải trí (karaoke, internet, game online, khách sạn...).

Khi nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến tình hình ý thức chấp hành pháp luật của trẻ vị thành niên của Việt Nam trong mấy năm trở lại đây đang xuống cấp nghiêm trọng có nhiều ý kiến bày tỏ khác nhau. Theo ý kiến của GS.TS Phạm Phụ:

Về vấn đề giáo dục, tôi thấy có mấy vấn đề. Giáo dục phổ thông hiện nay quá nhấn mạnh về mặt gọi là học thuật như Toán, Lý, Hóa, Sinh trong khi phần dạy về Giáo dục công dân chưa đủ mức về vấn đề con người và môi trường, về cách đối xử với nhau, cách làm việc nhóm, những mảng như vậy tôi gọi là giáo dục văn hóa thì chưa được chú trọng. Nhìn ở góc độ giáo dục thì tôi thấy trong chương trình giáo dục phổ thông và cả giáo dục đào tạo vẫn còn những hạn chế và chú trọng mặt học thuật hơn phần giáo dục làm người [37].

Trong một diễn đàn khác, báo Thanh niên cho hay, bạo lực học đường và bạo lực gia đình tại Việt Nam, là thực trạng xã hội đáng báo động. Theo kết quả điều tra xã hội học đăng trên tờ Thanh Niên, chỉ có khoảng 15% cha mẹ biết cách giáo dục con cái đúng mức; và khoảng 42% cha mẹ sử dụng bạo lực đối xử với hành vi bạo lực của con cái. Chính việc sử dụng bạo lực trong việc giáo dục đối với con cái, học sinh vô tình là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của đối tượng trẻ em hiện nay.

Một thực tế đáng báo động nữa hiện nay là tình trạng vi phạm pháp luật của giới trẻ là sử dụng chính những kỹ năng được đào tạo trong nhà trường để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Hơn nữa những người này đều là những sinh viên ưu tú có học lực khá, giỏi. Ví dụ một số vụ việc đáng quan tâm trong 2, 3 năm trở lại đây như tình trạng đánh cắp tài khoản của người nước ngoài nhằm thực hiện các giao dịch thương mại trái phép qua mạng Internet, hoặc bẻ khóa hệ thống bảo mật thẻ tín dụng cá nhân để trộm cắp tiền qua máy rút tiền tự động (ATM), hay đường dây thi hộ vào các

trường Đại học... Đây là vấn đề đặt ra đối với nhà trường, liệu rằng đó có phải là sự tỷ lệ nghịch giữa kiến thức đã được trang bị và ý thức pháp luật hay không?

Thực trạng ý thức hiểu biết và chấp hành pháp luật của người nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số chuyển biến rất chậm chạp mặc dù công tác phổ biến giáo dục pháp luật luôn dành cho đối tượng này những ưu tiên nhất định. Xuất phát từ đặc điểm môi trường sinh sống và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn hạn chế chưa tương xứng với sự phát triển của đất nước. So với khu vực thành thị thì sự chênh lệch này là rất lớn về đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Hiện nay, ở nước ta người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 13%, mà phần lớn trình độ dân trí thấp (khoảng 70% là mù chữ), nên nhận thức của họ vốn rất hạn chế. Hầu hết người dân đã vốn quen thuộc với nếp sống theo phong tục, tập quán, thói quen, nên việc đưa pháp luật vào cuộc sống của họ gặp nhiều trở ngại. Trong đời sống của họ thì tâm lý dân tộc chiếm vị trí quan trọng trong suy nghĩ (tư tưởng dân tộc, bản vị, dân tộc địa phương). Chính những quy ước, luật tục cổ hủ, lạc hậu là rào cản rất lớn đối với công tác đưa pháp luật vào cuộc sống nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính bản thân họ.

Trong nhiều trường hợp vì thiếu sự hiểu biết pháp luật mà người dân vô tình vi phạm pháp luật mà không hay biết. Ví dụ như những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, ở những thời điểm đã có lúc bị xuyên tạc làm cho méo mó gây ra tình trạng mất ổn định về kinh tế - xã hội ở địa phương và của đất nước (một số vụ việc người dân tộc bị thành phần phản động xúi giục dẫn đến những hành động chống đối chính quyền, bôi nhọ nhà nước Việt Nam xảy ra ở Tây Nguyên).

Song song với tình hình ý thức pháp luật của một số đối tượng đặc trưng trên đây, thì ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ xây dựng luật, thực thi, áp dụng luật và bảo vệ pháp luật cũng là một vấn đề cần nghiên cứu. Đặc biệt,

trong tình hình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Xét về phương diện lý luận ý thức pháp luật là cơ sở, tiền đề trực tiếp của việc xây dựng luật, và là nhân tố quan trọng để đưa pháp luật vào cuộc sống. Vì vậy, ý thức pháp luật nói chung và ý thức pháp luật chuyên ngành của đội ngũ những người làm công tác xây dựng luật có tính quyết định đến chất lượng của các quy định pháp luật góp phần đảm bảo sự phù hợp và khả năng thực hiện trên thực tế. Đồng thời ý thức pháp luật của những người làm công tác bảo vệ pháp luật, trật tự kỷ cương của nhà nước phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh là tấm gương cho người dân noi theo.

Nhưng một thực tế đáng lo ngại hiện nay là một bộ phận không nhỏ những người làm công tác bảo vệ pháp luật lại vi phạm pháp luật rất nhiều có thể xảy ra trong quá trình thi hành công vụ hoặc đời sống hàng ngày. Điều này gây ra những phản ứng tiêu cực ảnh hưởng xấu đến đời sống pháp luật. Ví dụ một số đại biểu quốc hội, thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư... là những người rất am hiểu pháp luật nhưng vì tư lợi mà có những hành vi sai trái cố tình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như "chạy án", "câu kết với đối tượng phản động chống phá nhà nước" (vụ án của Luật sư Lê Công Định, tháng 06/2009), lợi dụng chức vụ để tham ô, tham nhũng...

Qua những phân tích trên đây, chúng ta có thể hiểu và nắm bắt được tình hình ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Song song với tình hình ý thức pháp luật tốt: nhận thức đúng đắn về lĩnh vực pháp luật và xử sự phù hợp với các yêu cầu của pháp luật, thì vẫn còn tồn tại thực trạng thiếu ý thức chấp hành pháp luật, thái độ thờ ơ, coi thường tính nghiêm minh của pháp luật. Như vậy, yêu cầu nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân là tất yếu khách quan về phương diện lý luận và thực tiễn trong tình hình mới hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)