Vai trò của hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với việc xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 41)

luật đối với việc xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật

Để xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật có rất nhiều biện pháp trực tiếp cũng như gián tiếp tác động đến nhận thức và xử sự của người dân. Tuy nhiên, trong số rất nhiều biện pháp đó thì hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được coi là biện pháp có vai trò đặc biệt quan trọng. Với nhiều hình thức, phương tiện phong phú và đa dạng hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho người dân. Chúng ta có thể đánh giá vai trò của hoạt động này đối với việc nâng cao ý thức pháp luật ở một số khía cạnh cơ bản.

Trước tiên, đối với sự hiểu biết pháp luật hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sẽ cung cấp những tri thức pháp luật cần thiết cho người dân thông qua việc giới thiệu, phổ biến, hướng dẫn, giáo dục... các thông tin pháp luật dưới nhiều hình thức trực tiếp, gián tiếp khác nhau. Tùy thuộc vào nội dung pháp luật cần phổ biến, tuyên truyền, đối tượng được tuyên truyền cũng như đặc điểm của vùng miền tiến hành hoạt động này sẽ áp dụng phương pháp, hình thức phù hợp.

Ví dụ, đối với người tham gia lưu thông trên đường bộ thì các kiến thức cơ bản của Luật giao thông đường bộ phải được phổ biến chi tiết cho người dân dưới nhiều hình thức. Các học sinh trong các trường ngay từ bậc tiểu học, trung học cơ sở đã được tiếp cận những kiến thức cơ bản nhất như đi bên tay phải, không được đi dàn hàng hai, hàng ba trên đường, đèn đỏ phải dừng lại, phải đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe mô tô, gắn máy...; Luật trồng và bảo vệ rừng đặc biệt cần thiết đối với khu vực miền núi: thông qua hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trang bị cho người dân các kiến thức về trồng, phát triển và bảo vệ rừng như việc trồng rừng phải được thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch của địa phương (diện tích trồng, thời gian trồng, loại cây trồng, địa điểm trồng cây...), vấn đề bảo vệ rừng vô cùng quan trọng đặc biệt

là rừng đầu nguồn và bảo tồn đối với các giống cây quý hiếm có giá trị kinh tế lớn như gỗ trắc, sưa, lim....

Ngoài ra, việc cung cấp tri thức pháp luật cho người dân không chỉ bó hẹp trong các hình thức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đến người dân bằng cách nhìn, đọc, nghe, viết... đối với chính bản thân đối tượng được tuyên truyền. Trong nhiều trường hợp việc giáo dục pháp luật cho người dân được thực hiện qua việc áp dụng các hình thức xử lý của pháp luật đối với người vi phạm pháp luật, ví dụ trong phiên tòa xét xử thì các bản án, quyết định của tòa án đối với người phạm tội sẽ là bài học có tính chất răn đe đối với những người khác; hơn nữa trong phiên tòa các hoạt động của Thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên... cũng trang bị cho người dân nhiều kiến thức pháp luật.

Thông qua các hình thức của công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã cung cấp, trang bị cho người dân những kiến thức pháp lý cơ bản nhất. Qua đây họ sẽ biết và hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc nhất về các quy định của pháp luật. Nội dung pháp luật này cho biết họ phải làm gì, xử sự như thế nào khi rơi vào tình huống, hoàn cảnh mà các quy phạm pháp luật đã dự trù trước. Sự hiểu biết này không đơn thuần là việc nhớ luật, học thuộc lòng các điều luật mà còn là sự nhận thức sâu xa đó là hiểu bản chất của các quy phạm đó: tại sao lại quy định như thế, quy định đó nhằm mục đích gì, và quan trọng hơn cả là quy định đó hướng đến nhằm đảm bảo và bảo vệ quyền lợi cho ai.... Bởi lẽ, nếu chỉ cần biết là luật yêu cầu mình phải làm gì thì đa số người dân có thể tự mua luật về đọc là biết luật nói gì.

Vì vậy, cần khẳng định rằng vai trò cung cấp, trang bị kiến thức pháp luật cho nhân dân là rất quan trọng tạo tiền đề cho việc tuân thủ, chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.

Xuất phát từ nhận thức về tri thức pháp luật sẽ hình thành thái độ của người dân đối với pháp luật. Sự nhận thức đúng đắn sẽ giúp cho người dân có thái độ tích cực, tôn trọng pháp luật. Hiểu biết cặn kẽ nội dung các quy định

của pháp luật như hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của việc quy định, mục đích cũng như hướng tới ngăn chặn, khắc phục những tồn tại gì trong cuộc sống. Ví dụ, đối với Luật giao thông đường bộ ngoài việc giới thiệu cho người dân về các quy định, yêu cầu của các quy phạm pháp luật. Nhiệm vụ của những người thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải cho người dân thấy được những hậu quả, thiệt hại, rủi ro về người và tài sản có thể xảy ra nếu như người dân không thực hiện đúng các yêu cầu của pháp luật như: đi xe không đội mũ bảo hiểm, điều khiển phương tiện khi say rượu, đi xe không đảm bảo các thông số tiêu chuẩn kỹ thuật, đi xe đánh võng. lạng lách... có thể dẫn đến tai nạn với hậu quả thương tâm thiệt mạng, hư hỏng phương tiện đi lại, tổn hại sức khỏe mất khả năng lao động, sinh hoạt hàng ngày...

Ngược lại sự hiểu biết không đúng đắn, không đầy đủ, thậm chí là hiểu biết sai lệch dẫn đến người dân có thái độ tiêu cực, không tuân thủ pháp luật. Ví dụ, trong lĩnh vực luật giao thông một số người dân do không hiểu biết rõ bản chất của quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia lưu thông bằng mô tô, xe máy trên đường các tuyến đường là vì đảm bảo an toàn cho chính mình và mọi người nên đã có thái độ thờ ơ, miễn cưỡng thực hiện mang tính chất đối phó.

Vai trò của hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với việc xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật của người dân diễn ra theo một quá trình: từ nhận thức (hiểu biết về tri thức pháp luật) đến thái độ đối với pháp luật (thờ ơ, coi thường hay tôn trọng) và cuối cùng là việc thực hiện, chấp hành tuân thủ pháp luật (xử sự đúng hoặc không đúng các quy định của pháp luật đòi hỏi). Việc thực hiện các quy định pháp luật trên thực tế đánh giá được ý thức pháp luật của người dân cao hay thấp.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét ở một khía cạnh khác là xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà vẫn có nhiều trường hợp mặc dù chủ thể rất am hiểu về pháp luật đặc biệt nắm rõ luật nhưng vẫn

vi phạm pháp luật như đối với những người làm việc trong các cơ quan xây dựng và bảo vệ pháp luật. Thực tế trong thời gian trở lại đây các vụ án mà người thực hiện hành vi phạm tội lại là những người có kiến thức cơ bản về pháp luật như thẩm phán, luật sư tham gia các đường dây chạy án; sinh viên giỏi tham gia các đường dây thi hộ, học hộ... Mặc dù đây là thực tế cho thấy hiệu quả của hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã không đạt hiệu quả mong muốn. Nhưng không vì điều này mà chúng ta phủ nhận vai trò quan trọng của hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với việc xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.

Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật khi được hoàn thiện, nâng cao chất lượng thì sẽ tác động trực tiếp tạo ra sự chuyển biến tích cực trong ý thức pháp luật của người dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)