Một số hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chủ yếu

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 30)

chủ yếu

* Tuyên truyền miệng trong phổ biến giáo dục pháp luật

Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật đó chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghe hành động theo các chuẩn mực.

Trong hệ thống các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thì hình thức tuyên truyền miệng được coi là bộ phận quan trọng. Bởi lẽ, tuyên truyền miệng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả các hình thức

tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thường được tiến hành lồng ghép với các hình thức đó. Sự gắn kết này dường như là một điều tất yếu không thể thiếu được khi thực hiện các hoạt động tuyên truyền khác.

Quy mô tổ chức và hoạt động của hình thức tuyên truyền miệng trong phổ biến giáo dục pháp luật rất đa dạng. Với rất nhiều hình thức tổ chức khác nhau như hội thảo, hội nghị, tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề thu hút nhiều người nghe. Ngoài ra, còn có thể tổ chức dưới hình thức tuyên truyền miệng cá biệt chỉ có một hoặc vài ba người.

Đối tượng của hình thức tuyên truyền miệng rất đa dạng, đủ mọi thành phần trong xã hội cán bộ, tri thức, công nhân, nông dân, sinh viên, phụ nữ, người cao tuổi, thanh thiếu niên... Từ đó có thể nhận thấy rằng đối tượng của hình thức tuyên truyền miệng có thể là bất kỳ ai trong xã hội đang cần được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Nhằm thực hiện hình thức tuyên truyền miệng phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả thì cần phải hoàn thiện các kỹ năng như gây thiện cảm đối với đối tượng được tuyên truyền; tạo sự hấp dẫn, ấn tượng trong khi nói; bảo đảm các nguyên tắc sư phạm nhất định và phải sử dụng phương pháp thuyết phục như chứng minh, diễn giải, phân tích...

* Phổ biến giáo dục pháp luật qua báo chí

Tuyên truyền pháp luật qua báo chí là hình thức tuyên truyền các nội dung pháp luật liên quan thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là báo chí với nhiều hình thức thể hiện phong phú: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài.

Trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, báo chí còn đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, báo chí còn là diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân. Thông qua đó báo chí phản ánh những đề xuất, kiến nghị của người dân với Đảng, Nhà nước về các chính sách, các quy định pháp luật chưa thật phù hợp, về những bất cập, vướng mắc, bức xúc trong thực tiễn thi hành, chấp hành pháp luật.

Qua vai trò quan trọng trên của báo chí đối với hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thì có thể thấy rằng trên mặt trận văn hóa - tư tưởng nói chung và công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói riêng, báo chí giữ vị trí, vai trò xung kích. Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, báo chí càng phải phát huy và thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tốt hơn nữa để góp phần nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí. Do vậy việc xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục, các chương trình phát thanh, truyền hình về pháp luật là cần thiết.

* Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật qua mạng lưới truyền thanh cơ sở

Tuyên truyền pháp luật qua mạng lưới truyền thanh cơ sở là hình thức tuyên truyền các nội dung pháp luật liên quan thông qua các phương tiện đại chúng ở địa phương.

So với hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật qua báo chí, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng lưới truyền thanh cơ sở có đối tượng và phạm vi tác động hẹp hơn, được xác định cụ thể trong phạm vi một xã, phường, thị trấn hay một tổ dân phố, một thôn.

Tuy nhiên, so với các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật khác thì hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mạng lưới

truyền thanh cơ sở có những lợi thế như: Có khả năng truyền tin nhanh, kịp thời; Gần gũi, thân thiết với người dân ở cơ sở; Hoàn toàn chủ động về thời

gian; Chủ động trong việc lựa chọn nội dung; có khả năng tác động tới nhiều

đối tượng trong cùng một thời gian, phạm vi tác động rộng; Có thể thực hiện phát thanh được nhiều lần; Tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của vì không phải tập trung dân tại một điểm để phổ biến pháp luật.

* Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật qua mạng Internet

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên mạng Internet là một hình thức tuyên truyền hiện đại nhằm truyền tải những thông tin, yêu cầu, nội dung các quy định pháp luật kịp thời, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu.

Tuyên truyền pháp luật trên mạng Internet là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Ưu điểm của hình thức này là có thể hướng tới phổ biến pháp luật cho nhiều đối tượng, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau như học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, doanh nhân, nông dân, công nhân...đây cũng là một lợi thế của Internet so với các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật khác.

Có nhiều cách thức khác nhau để thực hiện tuyên truyền pháp luật trên mạng Internet ví dụ như là một số mô hình, cách thức tuyên truyền phổ biến: Cung cấp văn bản quy phạm pháp luật thông qua các trang Website; hỏi đáp pháp luật; xây dựng các chuyên mục chuyên sâu về pháp luật; đưa các tài liệu tuyên truyền pháp luật lên mạng Internet; tổ chức giao lưu trực tuyến...

* Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật

Thi tìm hiểu pháp luật là hình thức thi do cơ quan nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp tổ chức nhằm động viên, khuyến khích đối tượng tìm đọc, nâng cao hiểu biết pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

của đối tượng và nâng cao dân trí pháp lý. Thi tìm hiểu pháp luật là một trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, là cầu nối truyền tải những nội dung pháp luật vào cuộc sống, là hình thức sinh hoạt văn hóa pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả.

Thi tìm hiểu pháp luật là một trong những hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hấp dẫn, có hiệu quả cao, được sử dụng nhiều. Ưu thế của tuyên truyền qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật là dễ dàng mở rộng được phạm vi đối tượng tuyên truyền (bao gồm cả người dự thi và người theo dõi cuộc thi); đáp ứng được yêu cầu phổ cập pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, phát huy được tính tích cực, chủ động của đối tượng dự thi và giúp họ nhận thức sâu sắc hơn nội dung pháp luật cần tìm hiểu, từ đó nâng cao ý thức pháp luật cho họ. Một lợi thế khác của thi tìm hiểu pháp luật là có thể sử dụng được nhiều loại phương tiện thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức khác nhau và do đó có thể tổ chức được ở nhiều nơi, nhiều lúc, với phạm vi, mức độ khác nhau tùy theo yêu cầu và tình hình đặc điểm cụ thể.

Thông qua các hình thức thi, những nội dung pháp luật được truyền tải đến các đối tượng một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn, sinh động hơn, tránh được sự cứng nhắc, khô khan; đối tượng tiếp nhận các kiến thức pháp luật một cách thoải mái và hoàn toàn chủ động, hiểu biết về pháp luật và khả năng áp dụng pháp luật của đối tượng được nâng cao hơn.

Bên cạnh đó, kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền pháp luật của ng- ười tổ chức cũng được gọt giũa, được tôi luyện, trở nên tinh hơn, hiệu quả hơn. Nhờ vậy, pháp luật có điều kiện lan tỏa, dễ đi vào cuộc sống hơn, phát huy hiệu quả tốt hơn. Đây vừa là yêu cầu, đòi hỏi, vừa là vai trò của thi tìm hiểu pháp luật.

* Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hệ thống sách pháp luật

Sách pháp luật là một loại tài liệu phổ biến pháp luật thông qua văn hóa đọc của người đọc sách là hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

luật đặc thù. Đặc trưng của hình thức này là truyền bá những nội dung, kiến thức pháp luật thiết yếu trong đời sống cho mọi người thông qua việc đọc sách. Người dân có thể chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận kiến thức pháp luật qua việc đọc sách, nghiên cứu sách pháp luật để đáp ứng các nhu cầu của bản thân.

Các loại sách về pháp luật hiện nay rất phong phú, đa dạng và không ngừng được đổi mới về nội dung để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Có thể nhắc đến một số loại sách tiêu biểu như: sách nghiên cứu pháp luật (bình luận khoa học, giải thích các vấn đề); sách hệ thống hóa văn bản pháp luật; sách pháp luật phổ thông trong các trường; sách dạy và học pháp luật...

So với các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật khác thì hình thức tuyên truyền qua sách pháp luật cũng có những ưu thế nhất định: phổ biến được nhiều vấn đề, nội dung pháp luật; đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đối tượng với nhiều trình độ nhận thức khác nhau; người dân chủ động về các mặt thời gian, nội dung pháp luật cần tìm hiểu của bản thân.

Tuy nhiên hình thức này cũng có một số nhược điểm như: hiệu quả của việc phổ biến giáo dục pháp luật qua hệ thống sách phụ thuộc và liên hệ chặt chẽ với chất lượng biên soạn; kiến thức người dân nhận được thông qua việc đọc sách, nghiên cứu phụ thuộc vào trình độ dân trí của người dân; phổ biến pháp luật qua sách phụ thuộc vào tính chủ động của người đọc, sở thích, nhu cầu...

* Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thông qua Câu lạc bộ pháp luật

Câu lạc bộ pháp luật được thành lập và hoạt động trên tinh thần tự nguyện tham gia của những người có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, tích cực đấu tranh bảo vệ pháp luật, nhiệt tình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

Thông qua các hoạt động sinh hoạt của Câu lạc bộ pháp luật nhằm góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, gây dựng lòng tin đối với pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật của các hội viên nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung.

Câu lạc bộ pháp luật được xác định là một hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng và địa bàn dân cư khác nhau. Thực tiễn cho thấy những năm gần đây mặc dù số lượng Câu lạc bộ pháp luật được thành lập chưa nhiều, nhưng tác dụng, hiệu quả sức lan tỏa tích cực của mô hình này là không nhỏ trong đời sống xã hội. Điều này được khẳng định trước hết vì Câu lạc bộ pháp luật là nơi quy tụ, tập hợp đông đảo thành viên tham gia nhằm giao lưu, học hỏi, tạo ra một diễn đàn sân chơi bổ ích và lành mạnh để cùng trao đổi, nắm bắt kiến thức pháp luật và vận dụng pháp luật.

Thông qua các hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và kịp thời. Từ đó, giúp cho các hội viên và nhân dân trên địa bàn nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật, đưa pháp luật dần trở thành thói quen trong ứng xử hàng ngày của nhân dân. Câu lạc bộ pháp luật tạo điều kiện để mỗi hội viên trở thành một tuyên truyền viên pháp luật tích cực vận động người thân trong gia đình, địa bàn nơi mình cư trú chấp hành pháp luật.

Câu lạc bộ pháp luật huy động sự quan tâm, phát huy tích cực, phối kết hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể hữu quan trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao dân trí pháp lý, đưa công tác này trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

* Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật qua hoạt động trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý được hiểu là là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật (Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2007) [47].

Mục đích của hoạt động trợ giúp pháp lý là nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực hiện công bằng xã hội.

Hoạt động trợ giúp pháp lý có quan hệ mật thiết với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ngoài nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số còn tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này.

Thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý dưới các hình thức cơ bản như: tư vấn pháp luật, tham gia tranh tụng, trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý... người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý.

* Phổ biến giáo dục pháp luật qua hoạt động hòa giải cơ sở

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở là việc các tổ viên hòa giải bằng hoạt động hòa giải của mình cung cấp các

kiến thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong cộng đồng dân cư nhằm mục đích hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật.

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hòa giải khác với tuyên truyền miệng về pháp luật ở chỗ chỉ khi nào có vụ việc vi phạm pháp luật hoặc tranh chấp nhỏ xảy ra thì Hòa giải viên mới có lý do để tiến hành hòa giải và kết hợp với việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho các bên tranh chấp và những người có liên quan. Vì vậy, phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở đây là phương thức tác động trực tiếp từ chủ thể giáo

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 30)