Xu hướng thiết lập các cơ chế thực thi có hiệu quả các quyền SHCN

Một phần của tài liệu ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 47)

3. Ảnh hưởng của hội nhập và toàn cầu hoá đến các xu hướng phát triển của bảo hộ SHCN

3.3Xu hướng thiết lập các cơ chế thực thi có hiệu quả các quyền SHCN

Ngoài việc quốc tế hoá chế độ bảo hộ SHCN với tư cách là cơ sở để xác lập các quyền về SHCN, pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này đang có xu hướng chú trọng hơn vào việc thực thi có hiệu quả các quyền SHCN đã được ghi nhận.

Các điều ước quốc tế trước đây thường chỉ tập trung chú trọng vào việc cam kết bảo hộ trên phương diện thiết lập các quyền SHCN nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc công dân của một nước đạt được sự bảo hộ ở các nước khác nhằm thoả mãn ý tưởng hình thành một cơ chế ghi nhận sự bảo hộ chung. Nhưng cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thế giới, một xu hướng mới đã hình thành là ngoài việc tiếp tục theo đuổi mục đích ban đầu đó, chính phủ của các quốc gia đang mong muốn đạt đến một cơ chế bảo hộ có hiệu quả hơn trên thực tế thông qua việc ghi nhận các cam kết về thực thi các quyền SHCN. Các quy định về các điều kiện tối thiểu đối với hệ thống pháp luật SHCN của các quốc gia thành viên tham gia phải

bảo đảm thực thi hữu hiệu đủ để xử lý một cách thoả đáng và nhanh chóng các tranh chấp liên quan đến các quyền SHCN. Hệ thống các biện pháp xử lý có thể là các chế tài hành chính, dân sự kể cả các biện pháp khẩn cấp tạm thời, các biện pháp kiểm soát biên giới về SHCN và các chế tài hình sự.

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, tỷ trọng trong cơ cấu đầu tư đã có thay đổi mang tính cách mạng đó là thành phần nguyên liệu, năng lượng, lao động (những yếu tố hữu hình) của hoạt động sản xuất ra của cải vật chất đang ngày càng giảm xuống trong khi đó, tỷ trọng “chất xám” (yếu tố vô hình) được tăng lên trong các sản phẩm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mới chủ yếu dựa trên các thành tựu trí tuệ như công nghiệp máy tính, công nghệ sinh học, công nghệ viễn thông, v.v. đang làm cho cơ cấu sản phẩm của toàn thế giới ngày càng biến đổi theo chiều tăng hàm lượng giá trị vô hình. Đầu tư nghiên cứu khoa học đang được xem là lĩnh vực đầu tư mạo hiểm nhất nếu không có một cơ chế bảo hộ có hiệu quả để ngăn chặn và chống lại nguy cơ xâm phạm các quyền SHCN trong bối cảnh toàn cầu hoá thương mại đang diễn ra với tốc độ chóng mặt như ngày nay. Bảo hộ SHCN đang là nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia và chiến lược thương mại toàn cầu. Do đó, việc thực thi các quyền SHCN đã được ghi nhận ngày càng quan trọng và mang ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp.

Nguy cơ về việc xâm phạm các quyền SHTT, bao gồm cả các quyền SHCN, trong thương mại là lý do đòi hỏi bản thân các hãng, các quốc gia nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc hơn việc giải quyết các vấn đề về SHCN trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình. Trên phạm vi toàn cầu, các quốc gia đã đạt được sự cam kết chung về các điều kiện tối thiểu để bảo hộ các đối tượng SHCN và hiện thực hoá các quyền về SHCN trong việc đưa vào Hiệp định TRIPS. Hiệp định này khẳng định việc bảo hộ các quyền SHTT là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được của toàn bộ hệ thống thương mại đa phương được điều khiển bởi WTO [54].

Một phần của tài liệu ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 47)