3. Giới thiệu tóm tắt một số Điều ước quốc tế có liên quan đến SHCN mà Việt Nam có khả năng tham gia trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu
3.1 Hiệp định về các khía cạnh Thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
tuệ (TRIPS)
Con đường tới WTO và Hiệp định TRIPS bắt đầu từ sau Đại chiến II với việc thành lập Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). GATT được thành lập ngày 1/1/1948 nhằm duy trì luật lệ chung về thương mại quốc tế. Việc bảo hộ SHTT lần đầu tiên được bàn tới trong chương trình nghị sự của GATT tại vòng đàm phán về luật chống hàng giả ở Tokyo năm 1978. Tuy vậy chỉ đến vòng đàm phán Uruguay của GATT, ý tưởng đó mới trở thành hiện thực với việc thông qua Hiệp định TRIPS.
WTO được thành lập năm 1995 sau khi kết thức vòng đàm phãn Uruguay trong khuôn khổ GATT. WTO với 137 nước thành viên đã quy định một hệ thống các quy tắc đối với thương mại quốc tế nhằm mục đích tự do hoá và mở rộng thương mại trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi. Hệ thống đó bao gồm cả các quy tắc về SHTT.
Nội dung bảo hộ SHTT được đưa vào GATT là một bằng chứng thừa nhận về mối liên hệ ngày càng tăng giữa SHTT và thương mại. Sư liên hệ này tạo nên sự cần thiết phải hình thành và phát triển một tư duy mới đối với SHTT trên góc độ thương mại. Kết quả là Hiệp định TRIPS được ký kết ngày 15/4/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 cùng với sự ra đời của WTO.
Hiệp đinh TRIPS thừa nhận tầm quan trọng của bảo hộ SHTT đối với các hoạt động thương mại và đầu tư cũng như các thiệt hại đối với các quyền lợi thương mại hợp pháp khi các quyền SHTT không được bảo hộ và thực thi hiệu quả. Ngày 1/1/1996, Hội đồng TRIPS đã ký một thỏa thuận với WIPO nhằm đẩy nhanh việc thực hiện Hiệp định TRIPS với mục tiêu là thúc đẩy việc bảo hộ và thực thi thoả đáng và hiệu quả quyền SHTT, nhằm giảm sự sai lệch và các rào cản trong thương mại quốc tế. TRIPS cũng quy định việc bảo hộ nhiều đối tượng SHTT khác nhau. Từ năm 1995, TRIPS đã mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh vực SHTT. Hiệp định TRIPS đã khẳng định lại và mở rộng các chuẩn mực và quy định của Công ước
Paris, Công ước Berne, làm thay đổi luật SHTT của nhiều nước vì luật của các nước thành viên WTO phải phu hợp với các quy định của TRIPS. Ngoài việc đồng nhất hoá về luật, Hiệp định TRIPS còn tiến tới loại bỏ các quy định về hành chính và thủ tục bất lợi cho hoạt động SHTT quốc tế.
Nói một cách tổng quát, TRIPS quy định các tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc bảo hộ tất cả các đôí tượng SHTT, bao gồm các sáng chế, mẫu hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý, bản quyền tác giả và các quyền liên quan [19]. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất có lễ là TRIPS là điều ước quốc tế đàu tiên quy định hệ thống các hình phạt đôí với các thành viên không bảo đảm sự bảo hộ tối thiểu về quyền SHTT, kể cả các nghĩa vụ thực thi quyền. Các hình phạt này hoàn toàn không có trong Công ước Paris.
TRIPS có quy định thời hạn thi hành: các nước thành viên có một năm tính từ ngày 1/1/1995 để thi hành các điều khoản của TRIPS [54, Đ65]. Tuy nhiên các nứoc đang phát triển được gia hạn thêm 4 năm (tức là đến 1/1/2000) và các nước kém phát triển có thời hạn 10 năm để phù hợp với các quy định của TRIPS. Với những nước đang phát triển, họ mong được kéo dài thời hạn thi hành TRIPS và được hưởng lợi từ việc bảo hộ thông qua hệ thống giải quyết tranh chấp của TRIPS. Việt Nam đang tiến hành hoàn thiện các quy định pháp luật SHTT của mình nhằm phù hợp các quy định của TRIPS và có hy vọng sẽ là một thành viên của WTO vào khoảng năm 2005- 2006.