của Việt Nam
Để vượt qua các thách thức mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra cho hoạt động SHCN của Việt Nam, cần phải tiến hành việc hoàn thiện hệ thống SHCN hiện có. Quá trình hoàn thiện này mang tính chất một cuộc đổi mới và cần được triển khai một cách toàn diện, đầy đủ ở tất cả các khâu chủ yếu, bao gồm các nội dung về hệ thống pháp luật, tổ chức, cơ chế và phương thức của toàn bộ hoạt động SHCN.
Trước hết, có thể thấy ngay rằng việc hoàn thiện hệ thống bảo hộ SHCN cần phải dựa vào các căn cứ tin cậy và hợp lý. Đó là các căn cứ sau đây:
- Đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế đối với hoạt động bảo hộ SHCN được thể hiện trước hết ở các Điều ước quốc tế chi phối quá trình hội nhập của Việt Nam - có tính đến yếu tố thời hạn của các đòi hỏi đó;
- Đòi hỏi nội tại của sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ của chúng ta, đặc biệt phải chú ý đến các đòi hỏi của định hướng xã hội chủ nghĩa trong các chính sách và biện pháp phát triển;
- Trình độ, điều kiện và khả năng của hệ thống SHCN hiện có của Việt Nam - đặc biệt là khả năng về nhân lực và tri thức; đồng thời phải chú trọng các quy định của luật pháp và các chủ trương, Nghị quyết của Đảng về sở hữu trí tuệ nói chung và sổ hữu công nghiệp nói riêng;
- Các mô hình phổ biến của hệ thống SHCN của các nước trên thế giới, với các phân tích, chọn lọc cần thiết.
Căn cứ vào tình hình hoạt động SHCN trong những năm gần đây, có thể tin tưởng rằng hệ thống SHCN hiện có của Việt Nam đã tạo ra các điều kiện hạ tầng cần
thiết cho phép đặt ra các mục tiêu phấn đấu cao hơn cho hệ thống này trong tương lai. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật SHCN của Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Hệ thống SHCN phải đạt được tiêu chuẩn "đầy đủ" trong một thời hạn chuyển tiếp ngắn nhất mà các Điều ước quốc tế liên quan tới SHTT, bao gồm cả SHCN, đã ấn định cho Việt Nam, cụ thể là chậm nhất vào năm 2004 phải đạt được tiêu chuẩn này;
- Hoạt động bảo hộ SHCN phải được cải thiện rõ rệt về mặt chất lượng ở tất cả