Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về patent (Hiệp ước Budapest)

Một phần của tài liệu ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 120)

3. Giới thiệu tóm tắt một số Điều ước quốc tế có liên quan đến SHCN mà Việt Nam có khả năng tham gia trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu

3.5Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về patent (Hiệp ước Budapest)

sinh nhằm tiến hành các thủ tục về patent (Hiệp ước Budapest)

Hiệp ước Budapest được ký tại Budapest (Hungary) vào ngày 28/4/1977 và được sửa đổi vào ngày 26/9/1980. Quy chế thi hành Hiệp ước Budapest cũng đã được thông qua nagỳ 28/4/1977, được sửa đổi ngày 20/1/1981. Tính đến ngày 31/12/2001, tổng số nước tham gia Hiệp ước Budapest là 53 nước.

Hiệp ước Budapest thuộc nhóm các điều ước quốc tế về SHCN do WIPO quản lý, liên quan đến lĩnh vực sáng chế. Tinh thần cơ bản cua Hiệp ước này là bất kỳ nước tham gia nào yêu cầu việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về patent đều phải công nhận việc nộp lưu chủng vi sinh tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền lưu giữ quốc tế, không phụ thuộc vào việc cơ quan đó có hay không dặt trụ sở tại lãnh thổ của nước tham gia đó. Do đó, việc nộp lưu chủng vi sinh không cần phải được tiến hành tại từng nước mà người nộp đơn muốn được hưởng sự bảo hộ đối với sáng chế và công nghệ sinh học của mình [36].

Việt Nam coi SC/GPHI là một trong những đối tượng SHCN quan trọng nhất cần được bảo hộ, trong đó có các SC/GPHI liên quan đến công nghệ sinh học. Việc tham gia Hiệp ước Budapest sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam, đặc biệt là phục vụ quá trình xét nghiệm nội dung các SC/GPHI có liên quan đến công nghệ sinh

học, qua đó thúc đẩy sáng tạo, đầu tư, thương mại, hội nhập kinh tế với các nước/tổ chức khu vực trên thế giới. Để có thể tham gia Hiệp ước Budapest, Việt Nam cần nhanh chóng tiến hành các thủ tục cần thiết, đặc biệt là việc soạn thảo và trình văn kiện tham gia Hiệp ước để gửi đến Tổng Giám đốc WIPO phê chuẩn.

Một phần của tài liệu ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 120)