Hiệp định khung về sở hữu trí tuệ của ASEAN là Điều ước quốc tế khu vực do 7 nước thành viên của ASEAN lúc đó gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam ký ngày 15/12/1995 tại Bangkok, Thailand. Các nước thành viên đã thoả thuận với nhau 8 điều khoản nhằm:
- Xác định phạm vi đối tượng hợp tác về SHTT giữa các nước thành viên bao gồm:quyền tác giả và các quyền kề cận, sang chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thông tin bí mật và thiết kế bố trí mạch tích hợp.
- Bảo đảm việc bảo hộ đầy đủ và hiệu quả thông qua pháp luật, quản lý, bảo đảm thi hành đối với các quyền SHTT trong khu vực trên cơ sở, nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT), phù hợp với các quy chuẩn trong Hiệp định TRIPS.
- Tăng cường các thủ tục hành chính, dân sự và biện pháp phòng ngừa chống lại việc vi phạm quyền SHTT và các quy định có liên quan. Tăng cường hợp tác kỹ thuật liên quan tới việc nghiên cứu, kiểm tra sáng chế nhằm thực hiện Hiệp định TRIPS, đảm bảo các quy định về quyền SHTT phù hợp với các quy định của TRIPS.
- Thông báo các quy định hiện hành về bảo hộ quyền SHTT của các nước thành viên nhằm nghiên cứu các biện pháp, phát triển các nguyên tắc để đảm bảo việc bảo hộ hiệu quả các quyền SHTT.
- Trao đổi thông tin về hệ thống quản lý SHTT nhằm tổ chức và đơn giản hoá hệ thống quản lý trong toàn khu vực ASEAN, tiến tới thực hiện hệ thống đăng ký sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá của khu vực ASEAN (thành lập Văn phòng sáng chế và Văn phòng Nhãn hiệu hàng hoá chung của cả khối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nộp đơn đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ).
Mặc dù còn nhiều việc phải làm để có thể hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, Hiệp định khung ASEAN về sở hữu trí tuệ là một nền móng quan trọng cho việc bảo hộ các quyền SHTT, bao gồm các quyền SHCN trong khu vực ASEAN, tiến tới việc thành lập một khu vực bảo hộ đặc biệt các quyền SHCN của công dân, pháp nhân các quốc gia ASEAN mà Việt Nam là một thành viên.
2.2 Một số Hiệp định song phương quan trọng có liên quan đến SHCN mà Việt Nam đã ký kết với các nước Việt Nam đã ký kết với các nước
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập khu vực, buôn bán quốc tế ngày nay đã tăng trưởng một cách đáng kể. Thêm vào đó, quy mô xuất khẩu và nhập khẩu từ nước này sang nước khác đã ngày càng tăng và kéo theo nó là các vấn đề phức tạp và quan trọng không chỉ đối với sở hữu tài sản hữu hình mà cả tài sản vô hình. Để có thể đưa ra một quy định bắt buộc trong buôn bán quốc tế đối với các sản phẩm và dịch vụ, việc bảo hộ SHTT theo pháp luật là yếu tố cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu này, đã có hàng loạt các điều ước quốc tế và các thiết chế quốc tế ra đời nhằm điều chỉnh các lĩnh vực liên quan. Pháp luật Việt Nam về quyền SHTT tuy chưa bắt kịp với thế giới song đã được quan tâm đúng mức. Đã có nhiều điều ước quốc tế về lĩnh vực này mà Việt Nam tham gia như phân tích ở trên. Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO, sẽ được hưởng những lợi ích nhất định đồng thời cũng phải gánh vác nhiều nghĩa vụ, trong đó lĩnh vực SHTT là vấn đề đang nổi cộm. Trong hầu hết các Hiệp định thương mại song phương mà một bên ký kết là một nền kinh tế lớn, cũng như các Hiệp định thương mại đa phương, đều có nội dung về SHTT. Điều này vừa có tác dụng khuyến khích đầu tư cho sáng tạo, vừa ngăn chặn nguy cơ của tệ nạn cạnh tranh bất chính [5]. Để đáp ứng các đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế cũng như nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước, trong những năm qua, bên cạnh việc tham gia các hoạt động về SHTT trong các Tổ chức khu vực và quốc tế (như ASEAN, APEC...) thì Việt Nam đã đàm phán và ký kết với nước ngoài 3 Hiệp định song phưong quan trọng sau đây có nội dung liên quan đến SHTT:
- Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
- Hiệp định về Hợp tác khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hoa Kỳ. - Hiệp định về Sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sĩ.