Kinh nghiệm một số nước về bảo hộ SHCN 1 Bảo hộ sở hữu công nghiệp tại Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 36)

2. Vai trò của SHCN trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường, kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo hộ SHCN

2.2Kinh nghiệm một số nước về bảo hộ SHCN 1 Bảo hộ sở hữu công nghiệp tại Hoa Kỳ

Là một cường quốc trên thế giới, có các hoạt động nghiên cứu và thương mại mạnh nhất thế giới, các quyền SHCN là một loạt tài sản quan trọng của các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Theo đánh giá của các tạp chí hàng đầu thế giới về tài chính như Fortune 500, Financial World, các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Microsoft, IBM, Coca-Cola, Kodak, Budweiser, Marlboro, v.v. có giá trị hàng chục tỷ đô la Mỹ [32, 55]. Nắm giữ các quyền này là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trưòng. Để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường Hoa kỳ, một doanh nghiệp, bất kể đó là doanh nghiệp Hoa Kỳ hay doanh nghiệp nước ngoài, cần phải có cho mình một nhãn hiệu riêng, những thiết kế sản phẩm độc đáo và có những chiến lược để duy trì, bảo vệ và phát triển các tài sản trí tuệ của mình.

Các quyền đối với tài sản trí tuệ được quy định trực tiếp trong Hiến pháp Hoa kỳ. Điều 1, muc 8, khoản 8 Hiến pháp Hoa Kỳ [34]:

Mọi quyền lập pháp nói tại đây đều thuộc về Nghị viện của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, bao gồm Thượng viện và Hạ viện.

Nghị viện có quyền . . . thúc đẩy tiến bộ khoa học và các nghệ thuật hữu ích bằng việc bảo đảm độc quyền của các tác giả và nhà sáng chế đối với những tác phẩm và phát kiến của mình trong thời gian nhất định”.

Là một quốc gia có hệ thống pháp luật rất phát triển, Hoa Kỳ có chế độ bảo hộ nghiêm ngặt và rất phức tạp đối với tất cả các đối tượng SHCN, bao gồm sáng chế, mẫu hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật, giống cây trồng mới, chĩ dẫn địa lý, bảo hộ chủng vi sinh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Nguồn của luật SHTT của Hoa Kỳ là từ luật án lệ, thông qua các quyết định bằng văn bản do toà án xử cho từng trường hợp cụ thể và luật thành văn. Toàn liên bang có luật án lệ và luật thành văn. Mỗi bang cũng có luật án lệ và luật thành văn. Tương tự, có hai hệ thống Toà án khác biệt và riêng rẽ - hệ thống Toà án liên bang và hệ thống Toà án tiểu bang. Hầu hết các vấn đề về SHTT, mặc dù không phải tất cả, đều thuộc quyền tài phán của chính phủ liên bang. Luật áp dụng cho những vấn đề về SHTT là luật của liên bang và các tranh chấp được xét xử ở hệ thống toà án liên bang.

Nghị viện Hoa Kỳ năm 1870 đã thông qua đạo luật liên bang đầu tiên quy định về đăng ký nhãn hàng và cấm vi phạm nhãn hàng. Đến năm 1947, Nghị viện đã thông qua đạo luật Lanham (được đặt theo tên của người bảo trợ ban đầu), sau nhiều

lần sửa đổi, luật này hiện là một bộ phận chính của luật thành văn của Hoa Kỳ liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá và cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài đạo luật liên bang, tất cả các bang tại Hoa Kỳ cũng ban hành các luật riêng của bang về nhãn hiệu hàng hoá và cạnh tranh không lành mạnh nhằm ngăn cấm một số hoạt động kinh doanh không trung thực trong bang mình.

Đối với sáng chế, bằng sáng chế là một loại văn bằng bảo hộ do chính phủ liên bang cấp. Theo đó chủ sáng chế có quyền ngăn cấm bất cứ ai khai thác sáng chế mà anh ta đã mô tả và yêu cầu được bảo hộ. Một điều đặc biệt tại Hoa kỳ là người nộp đơn đăng ký sáng chế phải là tác giả sáng chế, sau đó người nộp đơn này có thể chuyển nhượng quyền sở hữu đối với đơn cho doanh nghiệp hoặc tổ chức mà anh ta đang làm việc. Đối tượng của sáng chế có thể là chất, cơ cấu, phương pháp hoặc một cải tiến mới và có hiệu quả cho những cái đã biết, thậm chí đã có tranh luận rằng liệu các kiểu sống mới có được bảo hộ như sáng chế hay không. Cũng giống như các loại tài sản khác, các quyền được ghi nhận đối với sáng chế có thể đựoc thừa kế, bán, cho thuê, cầm cố [30, 34]. Bằng bảo hộ sáng chế chỉ có thể được cấp sau một quy trình xét nghiệm phức tạp tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa kỳ (USPTO) và thông thường quá trình xem xét có thể kéo dài trong vòng 18-20 tháng kể từ ngày nộp đơn. Bằng sáng chế có hiệu lực trong thời hạn 20 năm kể từ ngày nộp đơn (Nguồn:

http://www.uspto.gov)

Do Hoa Kỳ là một quốc gia áp dụng thông luật (common law), một đặc điểm khác biệt quan trọng của Luật sáng chế Hoa Kỳ là việc áp dụng nguyên tắc “người sáng tạo trước được cấp bằng sáng chế” - “First-to-invent” trong khi hầu hết các nước (trong đó có Việt Nam) áp dụng nguyên tắc “người nộp dơn trước được cấp bằng sáng chế” - “First-to-file”.

Đối với nhãn hàng, Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ có một quy định rất “mở” đối với khái niệm nhãn hàng, theo đó nhãn hiệu hàng hoá là một dấu hiệu, có thể là bất kỳ từ ngữ nào, thuật ngữ nào, tên nào, biểu tượng hay hình vẽ nào, hay bất kỳ sự kết hợp nào của chúng dùng để phân biệt hàng hoá/dịch vụ của cơ sở này với hàng hoá/dịch vụ cùng loại của cơ sở khác. Như vậy, ngoài các nhãn hiệu chữ hay hình mà chúng ta đã quen thuộc, nhãn hiệu hàng hoá được thừa nhận tại Hoa kỳ có thể là những từ ngữ mang tính mô tả sản phẩm/dịch vụ như CATERPILLAR (xe bánh xích), AMERICAN AIRLINES (Hàng không Hoa kỳ); hay tổ hợp các chữ số 747, 767,777 (máy bay Boeing); hay các thiết kế đồ họa “nét vòng cung” (giày NIKE), hình quả táo (máy tính APPLE); hay các câu khẩu hiệu “JUST DO IT” (Cứ làm tới đi), “DON’T LEAVE HOME WITHOUT IT” (Đừng ra khỏi nhà nếu không có nó); hay

chỉ bản thân màu sắc (như các màu trên vỏ lon Pepsi hay hộp phim Kodak; hoặc có thể là âm thanh (tiếng gầm của sư tử trong các bộ phim của hãng MGM) hay mùi thơm.

Theo luật của Hoa Kỳ, quyền sở hữu đối với một nhãn hiệu được tự động xác lập theo luật án lệ khi nhãn hiệu đó được sử dụng trong kinh doanh hoặc khi nhãn đó đã được người tiêu dùng biết đến rộng rãi là nhãn của nhà sản xuất/cung cấp dich vụ nào nếu nhãn không có tính phân biệt vốn có (ví dụ như nhãn mô tả, nhãn chữ số, v.v). Nói một cách khác, ở Hoa Kỳ, không nhất thiết phải đăng ký nhãn hiệu hàng hoá để nhãn hiệu có thể được nhận bảo hộ. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu toàn liên bang tại USPTO mang lại cho chủ nhãn hiệu nhiều lợi thế về vật chất và thủ tục. Ví dụ, một đăng ký liên bang sẽ tạo ra một cơ sở cho hiệu lực và quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, cho phép khả năng đạt được sự bảo hộ hiển nhiên trong vòng 5 năm sau khi đăng ký được cấp, và quan trọng là chủ sở hữu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ liên bang, thay vì bị giới hạn trong bang mà nhãn hiệu đã được sử dụng.

Để có thể đăng ký nhãn hiệu liên bang, người nộp đơn phải nộp đơn nhãn hiệu cho USPTO và nêu rõ cơ sở để nộp đơn là “đã sử dụng”, “dự định sử dụng” hay dựa trên đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại nước ngoài [30, 34]. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã dựa vào tiêu chuẩn này để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hoa kỳ. Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, nhãn hiệu sẽ được đăng ký vào sổ đăng bạ. Đăng ký nhãn hiệu liên bang kéo dài trong 10 năm và có thể gia hạn với điều kiện nhãn hiệu phải dược thường xuyên sử dụng.

Bảo hộ quyền SHTT được coi là một bộ phận quan trọng trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với các nước đã được ấn định trong Điều luật đặc biệt 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 trong đó Hoa Kỳ gắn quan hệ thương mại của mình với các nước thông qua việc đánh giá mức độ bảo hộ và mở cửa thị trường của những nước này đối với các loại sản phẩn liên quan đến SHTT của Hoa Kỳ [51]. Với việc Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa kỳ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001, Việt Nam và Hoa kỳ cam kết sẽ bảo hộ các quyền SHTT phù hợp các chuẩn mực quốc tế như quy định tại Hiệp định GATT, TRIPS. Do Luật sở hữu trí tuệ của Hoa kỳ khá phức tạp, cộng với chi phí khá cao cho luật sư Hoa kỳ (khoảng 250-500 USD/giờ), để giành được sự bảo hộ đầy đủ cho các tài sản trí tuệ tại Hoa kỳ với chi phí thấp, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ luật pháp và thực tiễn áp dụng của Hoa Kỳ trong lĩnh vực SHCN trước khi làm ăn trên thị trường này. Có một thực tế đáng buồn rằng do các doanh nghiệp Việt Nam thiếu hiểu biết về pháp luật Hoa

Kỳ cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo hộ quyền SHCN tại Hoa Kỳ, nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam đã bị “đánh cắp” và đăng ký tại Hoa kỳ, mà có thể kể ở đây là các nhãn hiệu Nước mắm Phú quốc, Cà phê Trung Nguyên, Giày dép Biti’s, PetroVietnam, v.v. . Việc đòi lại các nhãn hiệu này không hề đơn giản và sẽ rất tốn kém cả về thời gian và tiền bạc [44].

Một phần của tài liệu ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 36)