Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN từ 1996 đến nay 1 Hệ thống văn bản pháp luật trong nước về SHCN

Một phần của tài liệu ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 53)

1. Hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam về sở hữu công nghiệp

1.2 Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN từ 1996 đến nay 1 Hệ thống văn bản pháp luật trong nước về SHCN

1.2.1 Hệ thống văn bản pháp luật trong nước về SHCN

Hệ thống pháp luật về SHCN Việt Nam một lần nữa lại có những thay đổi quan trọng từ sự ra đời của BLDS Việt Nam ngày 28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/1996. Trong bộ luật này, tại Chương II Phần 6 (và một số điều khoản ở các

chương khác), cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội đã thông qua và ban hành các qui định điều chỉnh hoạt động SHCN thay thế Pháp lệnh về bảo hộ quyền SHCN ngày 28/1/1989 do cơ quan thường trực của Quốc hội (UBTVQH) ban hành. Lần đầu tiên một văn bản Luật về SHCN ra đời, điều này đã thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động SHCN.

Tiếp đó, hệ thống văn bản dưới luật về SHCN cũng được thay đổi cả về hình thức lẫn nội dung:

- Ngày 24/10/1996 Nghị định 63/CP của Chính phủ qui định chi tiết về SHCN ra đời thay thế 6 Nghị định đã ban hành trước đây, đó là:

+ Nghị định số 31/CP ngày 32/1/1981 ban hành điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và sáng chế.

+ Nghị định số 197/HĐBT ngày 14/12/1982 ban hành Điều lệ về NHHH. + Nghị định số 85/HĐBT ngày 13/5/1988 ban hành Điều lệ về KDCN + Nghị định số 200/HĐBT ngày 28/12/1988 ban hành Điều lệ về GPHI + Nghị định số 201/HĐBT ngày 28/12/1988 ban hành Điều lệ về mua

bán li-xăng.

+ Nghị định số 84/HĐBT ngày 20/3/1990 về việc sửa đổi bổ sung Điều lệ về SC, Điều lệ về NHHH, Điều lệ về KDCN, Đièu lệ về GPHI nhằm thi hành Pháp lệnh về bảo hộ quyền SHCN.

Nghị định 63/CP sau này lại được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 06/2001/CP ngày 1/2/2001 của Chính phủ

- Ngày 31/12/1996 Bộ KH,CN và MT đã ban hành Thông tư số 3055/TT-SHCN hướng dẫn thi hành các qui định về thủ tục xác lập quyền SHCN và một số thủ tục khác trong Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ qui định chi tiết về SHCN. Cùng với sự ra đời của văn bản này chấm dứt hiệu lực của 5 văn bản của Uỷ ban khoa học Nhà nước, Bộ KH, CN và MT.

+ Thông tư số 1134/SC ngày 17/10/1991 hướng dẫn thi hành nghị định 84/HĐBT ngày 20/3/1990 của HĐBT( trù các qui định về sáng kiến) + Thông tư số 437/SC ngày 19/3/1993 hướng dẫn bổ sung về việc đăng

ký NHHH

+ Thông tư số 163/TT-SHCN ngày 2/5/1994 hướng dẫn thi hành các qui định về việc phê chuẩn và đăng ký hợp đồng li-xăng.

+ Thông tư số 238/TT-SHCN ngày 2/5/1994 hướng dẫn nộp và xử lý đơn quốc tế yêu cầu bảo hộ SC/GPHI theo Hiệp ước Hợp tác Paten (PCT) tại Việt Nam.

+ Quyết định số 199/QĐ ngày 21/12/1992 ban hành qui định về đại diện SHCN

- Ngày 9/5/1997 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 23/TC/TCT hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí SHCN. Thông tư này thay thế cho những qui định tại phần III, Thông tư 99/TC-KHCNMT ngày 2/12/1992. - Quy định số 308/DK ngày 11/6/1997 của Cục SHCN về hình thức, nội dung

các loại đơn về SHCN.

- Ngày 6/3/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN. Đồng thời, những qui định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 điều 15 Nghị định số 57/CP ngày 31/5/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá sẽ được thay thế bằng những điều khoản về xử phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá mang NHHH trùng lặp hoặc tương tự với NHHH của cơ sở khác được qui định tại Nghị định này;

- Nghị định 54/2000/ND-CP ngày 3/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền SHCN đối với Bí mật kinh doanh, Chỉ dẫn địa lý, Tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN;

- Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 3/5/2000 hướng dẫn các quy định trong Nghị định 12/1999/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN;

- Nghị định 06/2001/ND-CP ngày 1/2/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 63/CP

- Nghị định số 13/2001/ND-CP ngày 20/4/2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới.

- Thông tư số 49/2001/TT-BKHCNMT ngày 14/9/2001 của Bộ KH, CN và MT (nay là Bộ CN và MT) sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT

Ngoài ra còn có nhiều văn bản pháp luật liên quan đến SHCN như: - Bộ luật hình sự sửa đổi 1999

- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2000 - Luật thương mại 1997

- Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1998 - Luật doanh nghiệp 1999

- Luật Hải quan ngày 29/6/2001

- Nghị định số 101/CP ngày 31/12/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; - Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 của Chính phủ qui định chi tiết

thi hành luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua ban hàng hoá với nước ngoài.

- Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ ngày 29/8/1998 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành chương III nghị định số 57/1998/NĐCP ngày 31/7/1998 - Pháp lệnh bảo hộ quyền lợi người tiêu dùng 1999

- Công văn số 97/KHXX ngày 21/8/1997 của Toà án nhân dân tối cao về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền tác giả, quyền SHCN; - Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 2/7/2002 có hiệu lực từ ngày

1/10/2002 thay thế pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995

Có thể nói rằng, đây là giai đoạn pháp luật về SHCN đã và đang đi vào hoàn thiện, mặc dù trong giai đoạn hiện nay còn có một số điều khoản trong một số văn bản chưa thật phù hợp với xu thế hội nhập. Chắc chắn rằng trong thời gian không xa, các quy định mới, hoàn thiện hơn về SHCN sẽ được bổ sung, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHCN cho phù hợp với quá trình phát triển xã hội và hội nhâp quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu ý thức pháp luật của công chức hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)