động của các cơ quan phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Những hạn chế trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan PCTN nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, đáng chú ý là:
* Hệ thống các cơ quan PCTN chậm được đổi mới, hoạt động của các cơ quan PCTN còn kém hiệu quả
Đây là một trong những nguyên nhân gây nên sự yếu kém và bất cập của quá trình đổi mới đất nước, trong đó có tham nhũng. Việc nhiều cơ quan có chức năng PCTN mà chưa phân định rạch ròi trách nhiệm vai trò của mỗi cơ quan dẫn đến việc chồng chéo làm giảm hiệu quả công tác PCTN. Đảng hiện vẫn can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan PCTN, làm ảnh hưởng đến tính độc lập của các cơ quan này, đặc biệt là việc chỉ đạo, cho ý kiến, cho đường lối của Đảng đối với việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng.
Tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN chưa thật hợp lý; điều kiện hoạt động, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị này còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ yên tâm công tác; công tác quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ, trong đó có việc kiểm tra, giám sát, PCTN trong nội bộ các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát và tòa án chưa được chú trọng.
* Năng lực, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác PCTN chưa đáp ứng yêu cầu của công tác PCTN trong tình hình hiện
xử lý tham nhũng còn hạn chế; thậm chí còn xảy ra tiêu cực, tham nhũng ngay trong chính các cơ quan, đơn vị này.
* Hệ thống pháp luật PCTN chưa đầy đủ, còn mâu thuẫn chồng chéo Trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, pháp luật được coi là phương tiện cứng rắn nhất và không thể thiếu được. Lịch sử đấu tranh chống tham nhũng trên phạm vi toàn thế giới cho thấy, nếu thiếu phương tiện pháp luật thì cuộc đấu tranh này chỉ là cuộc chiến nửa vời dọa tham nhũng chứ không diệt được tham nhũng.
Pháp luật về phòng ngừa tham nhũng được thể hiện ở rất nhiều ngành luật, nhiều văn bản khác nhau: từ các văn bản về tổ chức bộ máy Nhà nước, văn bản về các lĩnh vực kinh tế xã hội đến pháp luật đấu tranh trực diện với tham nhũng. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật phòng ngừa tham nhũng còn bất cập và còn nhiều kẽ hở, là mảnh đất sinh sôi, phát triển của tham nhũng, đặc biệt là các quy định trong lĩnh vực quản lý tài chính, xét duyệt các dự án đầu tư, đấu thầu, duyệt chi, cấp phát ngân sách, cho vay, pháp luật về xây dựng cơ bản và quản lý tài chính trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng… Những biểu hiện cụ thể của sự bất cập đó là sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, còn nhiều kẽ hở, chưa thực sự phục vụ nhân dân, thiếu văn bản hướng dẫn kịp thời dẫn đến cách hiểu và giải thích khác nhau… Những văn bản quy định về các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân để tham nhũng.
Pháp luật về xử lý tham nhũng cũng còn những bất cập trước tình hình tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp hiện nay. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 7 tội danh tham nhũng song sau gần 3 năm thi hành, cho đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể những quy định này…
* Các cơ quan PCTN chưa có sự phối hợp hoạt động:
Một số vụ việc, vụ án chưa có sự phối hợp tốt giữa cơ quan Thanh tra với cơ quan tiến hành tố tụng (như việc chuyển giao vụ việc có dấu hiệu tham nhũng sang Cơ quan điều tra để xem xét khởi tố hình sự) hoặc giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (như nhận định, đánh giá chứng cứ, tội danh, quan điểm xử lý vụ án...) dẫn đến việc xử lý một số vụ việc, vụ án thiếu kiên quyết, kéo dài.
* Trên thế giới đã có nhiều giải pháp, sáng kiến, mô hình cơ quan PCTN hiệu quả nhưng chưa được áp dụng ở Việt Nam.