Những bất cập, hạn chế trong tổ chức, hoạt động của các cơ

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng (Trang 76)

quan phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

* Hạn chế về khuôn khổ pháp luật

- Thiếu một đạo luật riêng về quyền tiếp cận thông tin – đạo luật được coi là vũ khí quan trọng nhất trong cuộc chiến chống tham nhũng ở mọi quốc gia;

- Hiến pháp chưa quy định thành lập những cơ quan hiến định độc lập rất quan trọng với việc phòng chống tham nhũng, ví dụ như Ủy ban nhân quyền quốc gia, Ủy ban bầu cử quốc gia, Cơ quan thanh tra Quốc hội… và đặc biệt là Ủy ban phòng chống tham nhũng quốc gia;

- Luật hình sự vẫn chưa hình sự hóa một số hành vi tham nhũng phổ biến, bao gồm hành vi làm giàu bất chính; hành vi đưa, nhận hối lộ và tham ô

tài sản trong khu vực tư; cũng như chưa quy định pháp nhân là chủ thể của hành vi tham nhũng…;

- Các quy định pháp luật về bảo vệ nhân chứng, chuyên gia và nạn nhân là người đã cung cấp lời khai, cung cấp thông tin liên quan đến tố giác tham nhũng, cũng như về hợp tác quốc tế và thu hồi tài sản tham nhũng còn chưa đầy đủ hoặc thiếu phù hợp…

* Hạn chế về mặt thể chế

Hệ thống Tòa án: Tòa án và thẩm phán không độc lập, phải phụ thuộc

vào cả Đảng, cơ quan lập pháp và hành pháp trong các vấn đề về tổ chức, ngân sách và hoạt động. Mức độ minh bạch và liêm chính của hệ thống tòa án còn thấp. Tòa án chưa phát huy được vai trò giám sát cơ quan hành pháp và xét xử tham nhũng. Những hạn chế này khiến cho hệ thống tòa án hiện chưa phát huy được vai trò quan trọng trong phòng chống tham nhũng, đồng thời khiến cho tình trạng tham nhũng vẫn còn khá phổ biến ngay trong hệ thống này. Đó là tình trạng “chạy án” xảy ra phổ biến trong hệ thống tòa án – theo như thừa nhận của Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình. Gần đây báo chí đưa tin ngày càng nhiều vụ việc cán bộ nhận tiền hối lộ hoặc “vòi vĩnh” tiền hối lộ của đương sự và bị cáo, hàng năm đều có một số lượng thẩm phán bị xử lý hình sự vì nhận hối lộ [45, tr.93].

Các cơ quan thực thi pháp luật như Viện kiểm sát nhân dân và Công an nhân dân:

Hiệu quả hoạt động của các cơ quan này còn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm tính chất phụ thuộc của các cơ quan này với Đảng Cộng sản; tính chất khép kín, thiếu minh bạch trong hoạt động của chúng; những bất cập trong cơ chế bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai trong hoạt động tố tụng; các quy tắc đạo đức nghề nghiệp chưa hoàn thiện và chưa được tuân thủ nghiêm túc; cơ chế phối hợp liên ngành thiếu chặt chẽ.

Do tham nhũng là vấn đề nhạy cảm, nên trong thực tế quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng các cơ quan tư pháp thường phải báo cáo nhiều cấp, nhiều ngành, tính độc lập trong hoạt động tố tụng vì vậy hạn chế. Bên cạnh đó, việc nhiều cơ quan cùng chia sẻ trách nhiệm liên đới cũng tạo ra những trở ngại cho việc bảo đảm tính độc lập và hiệu quả của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc tham nhũng.

* Hạn chế về nguồn lực (nhân lực và tài chính) đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan phòng chống tham nhũng

Mặc dù pháp luật có các quy định bảo đảm cho các cơ quan phòng chống tham nhũng có những nguồn nhân lực và tài chính cần thiết, song thực tiễn hoạt động cho thấy, những nguồn lực được cung cấp chưa đủ cho các cơ quan phòng chống tham nhũng thực thi hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho các mục tiêu mà những cơ quan này đạt được còn ở mức khiêm tốn.

Theo đó, nguồn kinh phí nhà nước chi cho hoạt động của các cơ quan phòng chống tham nhũng còn hạn chế nên ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan phòng chống tham nhũng, ví dụ như TTCP, phụ thuộc rất nhiều vào các dự án tài trợ. Tuy nhiên, các dự án tài trợ thường chỉ cung cấp kinh phí cho các cơ quan phòng chống tham nhũng để tổ chức hội thảo và tư vấn, vì thế nhiều hoạt động cần thiết khác không có tiền để tổ chức thực hiện.

Nhìn chung, những cán bộ của các cơ quan phòng chống tham nhũng đều phải tham gia và hoàn thành khóa đào tạo nghiệp cơ bản của ngành mà hầu hết chưa được đào tạo nâng cao năng lực về phòng chống tham nhũng. Số lượng cán bộ của các cơ quan phòng chống tham nhũng ngày càng tăng lên và được trẻ hóa tuy nhiên vẫn còn rất thiếu so với yêu cầu công việc. Ví dụ: Trung Quốc có khoảng 40.000 cán bộ (tỉ lệ 1/32.500), Thái Lan có 500 cán bộ (tỉ lệ 1/134.000) trong khi đó Việt Nam có khoảng 300 cán bộ (tỉ lệ

1/300.000). Năng lực cán bộ làm việc trong các cơ quan phòng chống tham nhũng cũng chưa đạt yêu cầu: những người hiểu biết về phòng chống tham nhũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, hiểu sâu sắc về tham nhũng, về luật pháp phòng chống tham nhũng của Việt Nam thì gần như không có [45, tr.169].

Cụ thể hơn, trong ngành Tòa án: Lương của thẩm phán còn thấp, không đủ trang trải các chi phí cho gia đình đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng trong hệ thống tòa án, và không thu hút được người vào làm việc trong ngành này, do đó ngành tòa án Việt Nam hiện vẫn thiếu thẩm phán so với biên chế được duyệt.

* Hạn chế về tính độc lập của các cơ quan phòng chống tham nhũng

Theo quy định của pháp luật Việt Nam và đặc trưng về thể chế chính trị thì tổ chức và hoạt động của các cơ quan phòng chống tham nhũng còn thiếu tính độc lập. Ban Nội chính Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương phụ thuộc hoàn toàn vào Đảng còn các cơ quan phòng chống tham nhũng của Nhà nước cũng phải chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng trong lĩnh vực này (Điều 4 Hiến pháp 1992). Trên thực tế, hạn chế về tính độc lập của các cơ quan này càng thể hiện rõ hơn. Chẳng hạn, trong thành phần của BCĐTWPCTN trước kia thể hiện rõ sự “đa tính” thì hiện nay với vị thế mới trực thuộc Bộ Chính trị thì cơ quan này trong thành phần vẫn có đại diện của nhiều cơ quan nhà nước, thêm vào đó chức năng chỉ đạo, đôn đốc, không trực tiếp gắn với việc xử lý các vụ tham nhũng cụ thể.

* Hạn chế về tính minh bạch

Các cơ quan phòng chống tham nhũng đều nỗ lực thể hiện công khai minh bạch thông tin về hoạt động của mình, kể cả các cơ quan thuộc Đảng mà không bị ràng buộc bởi các quy định pháp luật về vấn đề này. Ví dụ, các cơ quan phòng chống tham nhũng đã có website riêng thể hiện xu hướng tích cực trong việc công khai thông tin. Song mức độ minh bạch hoạt động của các cơ quan này còn hạn chế. Điều đó thể hiện ở hầu hết thông tin được công khai

cho báo chí mới chỉ là nội dung tóm tắt mà chưa phải là toàn văn các báo cáo của các cơ quan này. Và những thông tin đó mới chỉ là “phần nổi” và mang tính chất một chiều (do các cơ quan phòng chống tham nhũng cung cấp thông tin cho báo chí chứ không phải do yêu cầu của báo chí)… Các cơ quan này còn lạm dụng các quy định về bí mật nhà nước để không công bố thông tin khiến cho quyền tiếp cận thông tin của công chúng không được đảm bảo.

* Hạn chế về tính liêm chính

Đảng viên trong hệ thống chính trị nói chung và trong các cơ quan phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước đều phải tuân thủ 19 điều Đảng viên không được phép làm. Bên cạnh đó các cơ quan phòng chống tham nhũng còn có quy định riêng về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quy định về minh bạch tài sản, thu nhập và phòng ngừa xung đột lợi ích; quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức… Mặc dù vậy, pháp luật Việt Nam hiện vẫn chưa quy định những cơ chế hoặc bộ quy tắc riêng áp dụng cho các cơ quan phòng chống tham nhũng, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp chung được áp dụng cho các cơ quan này; hoặc nếu có (như TTCP) thì vẫn thiếu hoặc chưa quy định rõ ràng về các vấn đề quan trọng như phòng chống xung đột lợi ích; tính vô tư, sự công khai, minh bạch và bảo mật thông tin (về các vụ việc tham nhũng và về người tố cáo…) trong quá trình hoạt động; cách xử lý trong trường hợp có hành vi lạm quyền, tham nhũng ngay trong nội bộ… Trên thực tế, cán bộ công chức chưa tuân thủ đúng các quy tắc ứng xử và đạo đức chung, thể hiện ở tình trạng biếu xén quà cáp nhân dịp lễ, tết; nhiều vụ việc tham nhũng do cán bộ công chức ngành thanh tra, kiểm sát, tòa án, công an thực hiện bị đưa ra truy tố, xét xử. Những hiện tượng trên tác động xấu đến tâm lý xã hội và cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

Chương 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN PHÒNG, CHỐNG

THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)