Những giải pháp cơ bản để PCTN

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng (Trang 26)

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định khá đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng mà đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Trong Luật PCTN sửa đổi năm 2012, nội dung phòng ngừa tham nhũng chiếm tỉ lệ rất lớn. Đa số các điểm mới trong quy định của Luật này là về phòng ngừa tham nhũng bằng cách công khai minh bạch các hoạt động quản lý nhà nước.

Cụ thể, các điều được sửa trong Luật PCTN sửa đổi năm 2012 bao gồm: Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng (Điều 14); Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp nhà nước (Điều 18); Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tài nguyên môi trường (Điều 21); Công khai, minh bạch trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông (Điều 26a); Công khai, minh bạch trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (Điều 26b);

Công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội (Điều 26c); Công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách dân tộc (Điều 26d) và Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức - cán bộ (Điều 30)…

Một số điểm mới khác trong Luật PCTN sửa đổi năm 2012 bao gồm các quy định về Trách nhiệm giải trình; Công khai bản kê khai tài sản; Nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm; Xác minh tài sản; Thẩm quyền yêu cầu xác minh tài sản; Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức và Trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước.

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã nhận định: “Công tác PCTN nói chung và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 nói riêng trong nhiệm kỳ vừa qua chưa đạt được mục tiêu

“ngăn chặn, từng bước đẩy lùi” tham nhũng, lãng phí…” [ 2]như Nghị quyết

đề ra. Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Kết luận số 21-KL/TƯ của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí. Kết luận nêu rõ:

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), với sự quyết tâm, nỗ lực của các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và cả hệ thống chính trị, công tác PCTN, lãng phí đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động và đạt được những kết quả bước đầu, nhất là trong phòng ngừa, công khai, minh bạch hóa, cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sản công. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng, lãng phí đã từng bước được kiềm chế. Những kết quả đạt được khẳng định những chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước được quy định trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa

X) và các luật có liên quan là cơ bản đúng đắn, phù hợp.” Kết luận cũng chỉ ra: “Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành”... gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước [42].

Những giải pháp trọng tâm của Trung ương Đảng về PCTN được đưa ra trong Kết luận số 21-KL/TƯ bao gồm:

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN, lãng phí; Nâng cao vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để PCTN, lãng phí; Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, theo hướng tăng cường công khai, minh bạch trong các khâu quy hoạch, thu hồi, bồi thường, giao đất, cho thuê đất, định giá, đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên, khoáng sản; Sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập các trung tâm mua sắm công tập trung, theo đúng yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) [42, tr.1-2]. Trong rất nhiều giải pháp PCTN được đưa ra, thì giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, giám sát hành vi tham nhũng bằng pháp luật là giải pháp được đề cập đến nhiều nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy pháp luật dù có được xây dựng công phu, chuẩn mực và tốt đến mấy thì nó cũng không có tác dụng nếu nó không đi vào cuộc sống.

Việc bãi bỏ Điều 73 trong Luật PCTN sửa đổi năm 2012 ban đầu cũng đã gây nghi hoặc trong cử tri và một số đại biểu Quốc hội. Nhưng cuối cùng thì Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN do Tổng Bí thư đứng đầu cùng với việc

thành lập lại Ban Nội chính ở Trung ương cũng đã được Ban Chấp hành Trung ương thống nhất vào tháng 6 năm 2012.

Đây cũng là một trong những giải pháp cơ bản về tăng cường công tác PCTN. Hiện nay, dưới Ban Nội chính Trung ương đã có các Ban Nội chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Đảng bộ địa phương.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng (Trang 26)