- Hệ thống Ban Nội chính
Trong hệ thống các cơ quan của Đảng về PCTN có một hệ thống quản lý theo chiều dọc, đó là hệ thống Ban Nội chính và hệ thống Ban Kiểm tra. Dưới đây là hệ thống của Ban Nội chính và chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương:
Chức năng, nhiệm vụ
“Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ
trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và PCTN” [9].
Theo đó Ban Nội chính Trung ương có nhiệm vụ: Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và PCTN; Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và PCTN; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (Kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Thanh tra, các cơ quan có chức năng tư pháp trong Công an, Quân đội); Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định; Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng trong việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính và PCTN; Phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ở các cơ quan nội chính; Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN giao; Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của ban nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương; Chủ trì hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các ban nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương.Thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và PCTN trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính theo phân công, phân cấp; Tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm kiểm sát viên cao cấp, thẩm phán Toà án nhân dân tối cao [9].
Tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương
* Lãnh đạo Ban: gồm có Trưởng ban và các phó trưởng ban.
* Cơ cấu tổ chức của Ban Nội chính Trung ương gồm: 1. Vụ Theo dõi xử lý các vụ án; 2. Vụ Pháp luật; 3. Vụ Nghiên cứu tổng hợp; 4. Vụ Cơ quan nội chính; 5. Vụ Theo dõi công tác PCTN; 6. Vụ Địa phương; 7. Vụ Tổ chức - Cán bộ; 8. Văn phòng; 9. Tạp chí Nội chính [9];
Biên chế: được xác định dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và chức
danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức.
Ban Nội chính Trung ương chủ trì xây dựng quy chế phối hợp công tác với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương trình Ban Bí thư ban hành.
Tương tự, Ban Nội chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng có nhiệm vụ như trên, nhưng ở cấp độ “vùng”, nơi Ban Nội chính cấp đó quản lý trực tiếp. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay sau khi kiện toàn lại tổ chức bộ máy Ban Nội chính Trung ương, mới có một số tỉnh, thành phố thành lập được Ban ở cấp mình theo hệ thống từ Trung ương đến tỉnh.
nhiều nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ PCTN là một trong những nhiệm vụ nhạy cảm, quan trọng. Sự thay đổi mô hình Ban chỉ đạo trung ương về PCTN mà Ban Nội chính Trung ương “là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và PCTN” [9] là rất quan trọng. là một quyết định đúng đắn của Trung ương trong quá trình “đi tìm” một mô hình hiệu quả hơn cho công cuộc PCTN.
Dưới Ban Nội chính Trung ương, một số tỉnh, thành phố đã thành lập được Ban Nội chính cấp mình [3].
- Hệ thống Ban Kiểm tra
Điều 17, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ghi: “…Ban Chấp hành Trung ương bầu (…) Ủy ban Kiểm tra Trung ương; bầu chủ nhiệm Ủy ban
Kiểm tra Trung ương trong số Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương” [5].
Chương VII dành trọn vẹn cho quy định về công tác kiểm tra của Đảng và Ủy ban Kiểm tra các cấp.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất những quan điểm định hướng lớn của Đảng về công tác nội chính và phòng chống tham nhũng; đề xuất chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng cụ thể; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong phòng chống tham nhũng; thẩm định đề án về lĩnh vực nội chính và phòng chống tham nhũng trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông qua. Cụ thể:
Chức năng
Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng; tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Nhiệm vụ
Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ, hằng năm, 6 tháng; sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát; triệu tập và chỉ đạo hội nghị cán bộ kiểm tra toàn quốc.
Trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng do Điều lệ Đảng quy định.
Kiểm tra đảng viên ở bất cứ cương vị nào khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Giám sát Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (kể cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư), cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và về đạo đức, lối sống theo quy định Ban Chấp hành Trung ương.
Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ủy ban Kiểm tra Trung ương không xem xét, giải quyết đơn, thư tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và những tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền do Điều lệ Đảng quy định xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới.
Xem xét, kết luận, quyết định thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật theo thẩm quyền do Điều lệ Đảng quy định.
Kiểm tra tài chính của cấp uỷ cấp dưới và cơ quan tài chính của Ban Chấp hành Trung ương.
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao. Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát có quyền yêu cầu tổ chức đảng và đảng viên báo cáo tình hình, cung cấp tài liệu về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát; yêu cầu các tổ chức đảng có liên quan phối hợp công tác kiểm tra, giám sát. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát nếu có phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có những quyết định hoặc việc làm có dấu hiệu sai, trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng thì Uỷ ban Kiểm tra Trung ương được quyền yêu cầu tổ chức đảng hoặc đảng viên xem xét lại quyết định hoặc làm việc đó; nếu tổ chức đảng và đảng viên không thực hiện thì báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền xem xét.
Phối hợp với các ban Trung ương Đảng giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổ chức lực lượng để tiến hành kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng (theo Điều 30 Điều lệ Đảng).
Tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, về những giải pháp nhằm giữ vững nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tăng cường kỷ cương của Đảng, chủ động phòng ngừa vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng và đảng viên.
Báo cáo các vụ kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Hướng dẫn và kiểm tra các cấp uỷ, tổ chức đảng viên và đảng viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Được ủy quyền tổ chức triển khai các quyết định, kết luận, thông báo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thi hành kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên có liên quan trong việc thực hiện các quyết định, kết luận, thông báo đó.Chủ động tham gia ý kiến và kiến nghị những vấn đề liên quan đến công tác cán bộ và cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.Tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nội dung, quy trình, phương thức giám sát và trực tiếp tổ chức giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và điểm 2, Điều 2 của Quy chế này.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương (là cơ quan chủ trì), Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan giúp Ban Chấp hành Trung ương theo dõi, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Trên thực tế, những năm qua, trong rất nhiều nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được ủy quyền “tổ chức triển khai các quyết định, kết luận, thông báo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thi hành kỷ
luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật” được phát huy rất tốt. Hầu hết cán
bộ, đảng viên và nhân dân nắm được thông tin kết luận, thông báo của Trung ương về thi hành kỷ luật, giải quyết tố cáo… một tập thể, cá nhân cán bộ, đảng viên qua kênh báo chí là chủ yếu, kế đó là qua các kênh sinh hoạt Đảng (đối với đảng viên). Điều này càng khẳng định tinh thần công khai, minh bạch trên báo chí mà Luật PCTN đã nêu.