+ Bộ Công an
Theo Luật Công an nhân dân, hệ thống tổ chức hành chính của Công an nhân dân ở Việt Nam gồm 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn. Về chuyên môn, lực lượng CAND được chia thành hai bộ phận là An ninh nhân dân (ANND) và Cảnh sát nhân dân (CSND), trong đó ANND chuyên trách điều tra các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia, còn CSND có nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các tội phạm thông thường, trong đó có tội phạm tham nhũng.
Trong lực lượng CSND có một đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng, đó là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Tổng cục VI). Cục này có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục VI và Thủ trưởng Cơ quan Cảnh
sát điều tra Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng cảnh sát trong cả nước tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các loại tội phạm về tham nhũng và trực tiếp điều tra các vụ án về tham nhũng. Ngoài Phòng tham mưu, Cục này gồm 5 phòng phụ trách điều tra án tham nhũng trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý đất đai, tài nguyên; tài chính và quản lý tài sản công; quản lý nhà nước và trong cơ quan quản lý nhà nước; lĩnh vực kinh tế tổng hợp và quản lý các dự án chương trình trọng điểm; và 2 phòng phụ trách điều tra án tham nhũng ở khu vực Nam Bộ và khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Tương ứng ở cấp trung ương, ở cấp địa phương, công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Đội điều tra tội phạm về tham nhũng trực thuộc Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, công an quận/huyện có Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ. Riêng lực lượng công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách không có chức năng điều tra tội phạm.
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Theo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân hiện hành, hệ thống Viện kiểm sát ở Việt Nam gồm có: VKSNDTC (ở cấp trung ương), các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Viện kiểm sát quân sự. Tuy nhiên, theo quy định tại Hiến pháp sửa đổi 2013, hệ thống VKSND được tổ chức theo cấp xét xử không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Do đó, tổ chức Viện kiểm sát theo bốn cấp tương ứng với bốn cấp của Tòa án, cụ thể là:
- Viện kiểm sát nhân dân sơ thẩm khu vực;
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
VKSND có hai chức năng cơ bản là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
VKSNDTC là cơ quan đứng đầu, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động truy tố các tội phạm về tham nhũng; kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án đối với các tội phạm về tham nhũng.
Trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng, đó là Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng (Vụ 1B) được thành lập theo Quyết định số 121 ngày 26 tháng 9 năm 2006 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ tham mưu, giúp Viện trưởng VKSNDTC theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm những vụ án tham nhũng của VKSND các địa phương và tổ chức thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng do cơ quan điều tra của Bộ Công an điều tra [53].
+ Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân có trách nhiệm xét xử, hướng dẫn công tác xét xử các tội phạm về tham nhũng. Trong Tòa án các cấp không có cơ quan chuyên trách xét xử tội phạm về tham nhũng. Việc xét xử các tội phạm về tham nhũng do các Thẩm phán được phân công công tác về xét xử án hình sự thuộc Tòa án nhân dân hoặc Tòa hình sự Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên xét xử.
Về hệ thống Tòa án nhân dân, Hiến pháp năm 1992 quy định hệ thống tòa án gồm: “Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa
án quân sự và các Tòa án khác do luật định”[11]. Tuy nhiên để phù hợp với
Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đã xác định tổ chức hệ thống Tòa án theo cấp xét xử không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Hiến
pháp sửa đổi năm 2013 đã quy định “Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do Luật định”[17]. Như vậy, hệ thống Tòa án được tổ chức theo cấp xét xử không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Cách tổ chức hệ thống Tòa án như trên là nhằm đảm bảo cho tính khả thi của nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Điều này cho thấy, tất cả các đối tượng vi phạm pháp luật về PCTN đều có thể bị xử phạt theo phán quyết của tòa án. Ở Việt Nam, pháp luật quy định, một người chỉ bị coi là có tội khi đã được tòa án phán xét. Như vậy, công lý thuộc vào sự phán xét của các quan tòa. Và cũng vì quyền hạn rất lớn của mình, tòa án nhân dân các cấp đã được hình thành từ rất sớm, ngay sau khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Hệ thống Tòa án nhân dân đã trải qua 69 năm xây dựng và trưởng thành kể từ khi thành lập theo Sắc lệnh ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà về thành lập các Tòa án quân sự. Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó trong các giai đoạn cách mạng của đất nước, hệ thống Tòa án đã trải qua những thay đổi, cải cách về tổ chức và hoạt động qua các thời kỳ theo Hiến pháp 1946, Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960; Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 (được sửa đổi bổ sung năm 1988); Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung năm 1993, 1995 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Nhìn chung những thay đổi của hệ thống Tòa án đã tạo điều kiện cho Tòa án các cấp dần trưởng thành, vững mạnh, phù hợp với nhận thức và sự phát triển của xã hội, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ chính trị đặt ra trong từng thời kỳ kể từ sau cách mạng 1945 đến nay.
thống chuyên xét xử các vụ án tham nhũng chuyên biệt nhưng nằm trong hệ thống chung của cơ quan tư pháp, tòa án các cấp được xây dựng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về công tác xét xử loại tội phạm này.