Nam hiện nay
* Hoạt động phòng ngừa
Luật phòng chống tham nhũng và Chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng của Việt Nam đều nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa trong phòng chống tham nhũng. Trên cơ sở đó, các cơ quan phòng chống tham nhũng được trao thẩm quyền về vấn đề này bao gồm khuyến nghị xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hiện công tác nghiên cứu về phòng chống tham nhũng, tổ chức, phối hợp thực hiện các hoạt động phòng ngừa tham nhũng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Ban Nội chính Trung ương được giao nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất những quan điểm định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và phòng chống tham nhũng. Trong cơ cấu của Ban Nội chính Trung ương hiện nay có Vụ nghiên cứu tổng hợp chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất về cơ chế, chính sách về phòng chống tham nhũng.
TTCP thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng và thực hiện chức năng nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, đánh giá, dự báo tình hình và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng chống tham nhũng. Trong cơ cấu tổ chức, TTCP có Cục phòng chống tham nhũng, Viện Nghiên cứu Khoa học Thanh tra có chức năng chuyên nghiên cứu các đề tài khoa học phục vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
nay đã tham gia và có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam, trong đó bao gồm Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2012 và Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020. TTCP là cơ quan nghiên cứu và xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật phòng chống tham nhũng, Luật tố cáo và cũng là cơ quan đồng đề xuất và điều phối thực hiện Chương trình Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam.
Mặc dù vậy, những nỗ lực tham gia phòng ngừa tham nhũng của các cơ quan phòng chống tham nhũng ở Việt Nam còn chưa đồng đều và tương xứng với nguồn lực của các cơ quan này. Số công trình nghiên cứu, đề xuất tốt do các cơ quan phòng chống tham nhũng đưa ra còn ít. Những hoạt động phòng ngừa tham nhũng của các cơ quan phòng chống tham nhũng vẫn còn thiên về hình thức, bề nổi, thiếu bền vững và hiệu quả thực tế. Mối quan hệ và sự phối hợp giữa các cơ quan phòng chống tham nhũng với nhau còn lỏng lẻo. Đây là lý do hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống cơ quan phòng chống tham nhũng trong thời gian qua còn thấp.
* Hoạt động chống tham nhũng
Theo pháp luật hiện hành, hoạt động điều tra các hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm tham nhũng giao cho Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng thuộc Bộ Công an. Các cơ quan PCTN khác, bao gồm Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và TTCP, Kiểm toán nhà nước có quyền kiểm tra, xem xét, đánh giá và xử lý các hành vi tham nhũng theo trình tự, thủ tục và chức năng, thẩm quyền của cơ quan mình, tuy nhiên nếu phát hiện hành vi tham nhũng có dấu hiệu hình sự thì phải chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan công an để tiến hành điều tra, khởi tố. Theo pháp luật, cơ quan điều tra của Bộ Công an có thể tiến hành điều tra bất kỳ đối tượng nào có dấu hiệu phạm tội, không phân biệt vị trí của họ trong xã hội. Pháp
luật cũng quy định về sự phối hợp công tác giữa các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm sát trong đó bao gồm cả việc cung cấp thông tin và hỗ trợ điều tra hành vi tham nhũng.
Trong vòng 5 năm (2008-2012), thông qua công tác kiểm tra Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý hoặc khuyến nghị xử lý kỷ luật 4 ủy viên trung ương; 17 bí thư, phó bí thư, ủy viên ban cán sự đảng của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ủy viên ban cán sự đảng bộ ngành… Ngành thanh tra đã triển khai 62.994 cuộc thanh, kiểm tra qua đó kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 1.619 tập thể, 11973 cá nhân, chuyển cơ quan công an điều tra 464 vụ việc; giải quyết 4.572/5.189 vụ tố cáo tham nhũng thuộc thẩm quyền, qua đó phát hiện 466 vụ việc với 727 người có hành vi tham nhũng [8].
* Hoạt động chống tham nhũng của các cơ quan tư pháp
Hoạt động của Cơ quan Công an và Viện kiểm sát là điều tra và truy tố các vụ án tham nhũng. Do các hành vi tham nhũng đã được quy định là tội phạm trong Bộ luật hình sự nên việc điều tra, truy tố, xét xử những tội phạm này cũng được thực hiện theo các trình tự, thủ tục chung của Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo đó, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng; bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Thiết nghĩ để nâng cao hiệu quả PCTN Việt Nam không nên áp dụng nguyên tắc này đối với tội phạm tham nhũng. Cụ thể, trong trường hợp một công chức có tài sản bị coi là bất minh sẽ phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tài sản đó, nếu không chứng minh được thì tài sản đó sẽ bị coi là do tham nhũng mà có. Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung song Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi bổ sung năm 2012 đã đi theo hướng này (người có nghĩa vụ kê khai phải tự giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm).
pháp luật đã khởi tố 1.458 vụ án tham nhũng với 3.151 bị can; truy tố 1.630 vụ với 3.889 bị can; xét xử 1.455 vụ với 3.397 bị cáo [8]. Số liệu này cho thấy các cơ quan thực thi pháp luật đã có những nỗ lực nhất định trong việc điều tra, truy tố những hành động tham nhũng. Mặc dù vậy, kết quả hoạt động mà các cơ quan này đạt được còn rất hạn chế trong bối cảnh tham nhũng rộng khắp như hiện nay ở Việt Nam. Theo BCĐTWPCTN trong 5 năm qua ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, trong đó có rất nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật, cụ thể như thời gian tiến hành tố tụng kéo dài, việc điều tra phải bổ sung nhiều lần, việc áp dụng một số thủ tục tố tụng (hoãn xét xử, đình chỉ vụ án, cho bị can tại ngoại, miễn xử lý hình sự…) thiếu căn cứ… [8].
Hệ thống tòa án ở Việt Nam trong những năm qua đã có những nỗ lực nhất định trong việc xét xử tội phạm tham nhũng, thể hiện qua việc đã xét xử các vụ tham nhũng lớn như vụ EPCO Minh Phụng (1999, về đất đai, tín dụng), vụ PMU8 (2008) và PCI (2010 về xây dựng cơ bản sử dụng vốn ODA), vụ Đề án 112 (2010, về sử dụng ngân sách nhà nước), vụ chia chác đất công ở An Hải, Hải Phòng (2012, về sử dụng đất đai), vụ Vinashin (2012, về sử dụng vốn nhà nước) [45, tr.98]. Theo báo cáo của TTCP, trong năm 2012, tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 167 vụ, 338 bị cáo về các tội danh tham nhũng. Số vụ tham nhũng được khởi tố điều tra, truy tố đều tăng hơn với năm 2011, nhưng có ý kiến cho rằng những con số trên chỉ bao gồm toàn loại án nhẹ, số vụ án tham nhũng đưa ra xét xử đã ít mà số bị cáo được hưởng án treo, phạt tù nhẹ lại chiếm rất cao [45, tr.97-98].
Theo Luật phòng chống tham nhũng, tòa án và các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, viện kiểm sát phải phối hợp với nhau trong đấu tranh chống tham nhũng (Điều 80). Tuy nhiên, trong thực tế sự phối hợp này còn hình thức. Ngay cả với cơ quan mà tòa án có quan hệ gắn bó nhất là viện
không chặt chẽ, vì quan điểm cho rằng việc đó “vi phạm nguyên tắc “độc lập
của mỗi bên” và “có nhiều trường hợp còn biểu hiện “quyền anh, quyền tôi”
làm cho vụ án bị kéo dài, phải trả hồ sơ để điều tra nhiều lần” [45, tr.98-99].
Ngành tòa án cũng có sự cộng tác với các cơ quan tư pháp của các nước có liên quan trong việc giải quyết các vụ án tham nhũng, ví dụ như vụ PCI (với Nhật Bản). Mặc dù vậy, mức độ và hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về chống tham nhũng của cơ quan tư pháp Việt Nam còn rất hạn chế, xét trên tất cả các khía cạnh như: Hợp tác tương trợ tư pháp và thu hồi tài sản tham nhũng; Hợp tác về nghiên cứu khoa học, đào tạo, trao đổi thông tin, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm trong phòng chống tham nhũng. Nguyên nhân là do thiếu điều kiện vật chất, kỹ thuật, kỹ năng và kinh nghiệm hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng; rào cản về ngôn ngữ; khác biệt về thể chế chính trị và pháp lý [45, tr.99].
Tóm lại, kết quả của hoạt động phòng chống tham nhũng của hệ thống tòa án còn hạn chế, chưa thực sự là lực lượng “bảo vệ công lý” mà vẫn nặng về “bảo vệ chế độ”. Do đó, tham nhũng chưa bị trừng trị thích đáng.