Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng (Trang 51)

Như đã đề cập, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN hiện là cơ quan thuộc Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước đây, Ban này thuộc sự quản lý của Chính phủ. Điều 73 Luật PCTN

năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007) đã “luật hóa” Ban này, song

Luật PCTN sửa đổi năm 2012 đã bãi bỏ Điều 73. Sau Luật PCTN sửa đổi

năm 2012, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN được chuyển về Bộ Chính trị, theo quyết định của hội nghị Trung ương 6 (khóa XI).

Ban Chỉ đạo gồm 16 thành viên, do Tổng bí thư trực tiếp làm trưởng ban. Thành viên của cơ quan này bao gồm lãnh đạo một số ban của Đảng (Ban Nội chính, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Kiểm tra trung ương) và cơ quan Nhà nước (Quốc Hội, Chính phủ, VKSNDTC, TANDTC, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, TTCP, Ủy ban tư pháp của Quốc hội) và

MTTQVN. Chức năng chính của BCĐTWPCTN là chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐTWPCTN được đề cập trong Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN (Quy chế số 07-QC/BCĐTW ban hành ngày 09 tháng 4 năm 2013), có thể tóm tắt như sau:

Về nguyên tắc làm việc, theo Điều 1 Quy chế, BCĐTWPCTN chịu sự

lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Ban làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hoạt động của Ban phải tôn trọng và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các thành viên của Ban chịu trách nhiệm tập thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban; đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trước Ban và Trưởng Ban trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Về trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo, theo

Điều 2 Quy chế, Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2, Điều 3 Quy định số 163-QĐ/TW, ngày 01-02-2013 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ các dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng được phát hiện; chỉ đạo việc phối hợp các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Trong trường hợp cần thiết, trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ việc, vụ án cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền phúc tra hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh,

đúng pháp luật. Chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN và báo cáo kết quả công tác PCTN định kỳ, đột xuất tại các kỳ họp của Quốc hội, các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ. Chỉ đạo Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát các cơ quan, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên chấp hành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN và thực hiện nhiệm vụ PCTN. Chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-5-2012 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí.

Về trách nhiệm, quyền hạn và chế độ làm việc của Thường trực Ban

Chỉ đạo, theo Điều 3 Q uy chế, Thường trực Ban Chỉ đạo gồm Trưởng ban,

các Phó trưởng ban; làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hằng tháng, căn cứ yêu cầu thực tế của công việc, Trưởng ban quyết định việc triệu tập các cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo. Thường trực Ban Chỉ đạo thay mặt Ban Chỉ đạo chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và giải quyết các công việc phát sinh giữa hai phiên họp của Ban Chỉ đạo; giải quyết hoặc kiến nghị Ban Chỉ đạo giải quyết các đề xuất của thành viên Ban Chỉ đạo hoặc Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo (Ban Nội chính Trung ương); thay mặt Ban Chỉ đạo quyết định việc sử dụng bộ máy tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức có liên quan để phục vụ nhiệm vụ PCTN khi cần thiết; trong trường hợp cần thiết nhưng không họp được Ban Chỉ đạo, tập thể Thường trực Ban Chỉ đạo được thay mặt Ban Chỉ đạo

quyết định một số vấn đề sau: a) Cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ việc, vụ án tham nhũng cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền phúc tra hoặc giải quyết lại, nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật; b) Chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền kịp thời tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy đối với cán bộ, đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng; có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động PCTN hoặc không đủ năng lực để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ PCTN được giao; báo cáo Ban Chỉ đạo những công việc đã chỉ đạo giải quyết; xin ý kiến những công việc đang chỉ đạo giải quyết giữa hai phiên họp; trong trường hợp cần thiết, đột xuất, báo cáo bằng văn bản xin ý kiến Ban Chỉ đạo.

Về trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng ban, theo Điều 4 Quy chế,

trưởng ban lãnh đạo, điều hành hoạt động chung bảo đảm hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo; thường xuyên giữ mối liên hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Trực tiếp báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư những chủ trương, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo; chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; triệu tập, chủ trì, định hướng thảo luận các cuộc họp; thay mặt Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo kết luận và chỉ đạo tổ chức thực hiện; ký các văn bản trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các quyết định và một số văn bản quan trọng khác; khi cần thiết, trực tiếp làm việc với một số cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền để chỉ đạo xử lý hoặc chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; trong trường hợp cần thiết nhưng không họp được Ban Chỉ đạo,

Thường trực Ban Chỉ đạo, trực tiếp quyết định và chỉ đạo thực hiện một số công việc để đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác PCTN, chịu trách nhiệm về quyết định của mình và báo cáo tại phiên họp gần nhất; quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Trách nhiệm và quyền hạn của Phó trưởng ban thường trực được quy định tại Điều 5; trách nhiệm và quyền hạn của Phó trưởng ban được quy định tại Điều 6; trách nhiệm, quyền hạn và chế độ làm việc của các thành viên Ban chỉ đạo được quy định tại Điều 7; trách nhiệm, quyền hạn và chế độ làm việc của Cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo quy định tại Điều 8 Quy chế.

Về hoạt động của Ban Chỉ đạo, Điều 9 Quy chế, Ban Chỉ đạo họp

thường kỳ 03 tháng một lần; họp đột xuất khi cần thiết; Thời gian, chương trình, nội dung các phiên họp do Trưởng ban quyết định. Căn cứ tình hình cụ thể, Trưởng ban quyết định việc mời lãnh đạo cơ quan, tổ chức liên quan tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo; Các vấn đề Ban Chỉ đạo thảo luận, quyết định tập thể: Chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo; Báo cáo kết quả công tác PCTN theo định kỳ; kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo; Các đề án, chuyên đề quan trọng (nếu có); Báo cáo kết quả thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo (nếu có); Cho ý kiến chỉ đạo xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; Kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy đối với cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý khi có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng; có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động PCTN; Những nội dung quan trọng khác theo đề nghị của các thành viên Ban Chỉ đạo hoặc của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo (Ban Nội chính Trung ương).

Về trình tự phiên họp; trách nhiệm của các cơ quan liên quan quy định tại Điều 9.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng (Trang 51)