số nƣớc trên thế giới
Do tính chất phổ biến của tham nhũng nên đấu tranh PCTN từ lâu đã là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà nước trên thế giới. Có thể nói, tất cả các quốc gia, bất luận theo thể chế chính trị nào, đều đã và đang tuyên chiến chống tham nhũng, bởi đơn giản là tham nhũng phá hoại uy tín và đe dọa sự tồn tại của mọi nhà nước.
Tuy nhiên, không phải nhà nước nào cũng thành công trong cuộc đấu tranh PCTN. Và trong khi bản chất, hình thức, và hậu quả của tham nhũng về cơ bản là giống nhau thì kinh nghiệm chống tham nhũng ở các nước thành công trong tham nhũng rất đa dạng, mặc dù có những yếu tố chung.
Yếu tố chung cơ bản nhất rút ra từ những bài học kinh nghiệm trong cuộc chiến chống tham nhũng, kể cả những bài học thành công và thất bại, là bất cứ chiến lược, cách thức, biện pháp PCTN nào cũng đều phải nhằm mục đích kiềm chế, ngăn chặn một cách hiệu quả sự lạm dụng quyền lực công.
Nếu phân chia theo cách thức tổ chức và hoạt động của cơ quan PCTN trên thế giới thì về cơ bản có các dạng sau:
Cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng
Nhiều nước thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trực thuộc Thủ tướng Chính phủ hoặc Tổng thống, độc lập với các cơ quan quản lý nhà nước, có quyền hạn lớn, được tổ chức và chỉ đạo tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Mô hình này có thể thấy ở những nước và vùng
lãnh thổ như Malaysia, Singapore, Indonesia, Hồng Kông, Trung Quốc… Đây là mô hình cơ quan PCTN được đánh giá là tối ưu và hoạt động có hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, trên thế giới chỉ có khoảng hơn 10 nước thiết lập cơ quan chống tham nhũng theo mô hình này.
Người đứng đầu cơ quan chuyên trách PCTN theo mô hình trên do Tổng thống hoặc Nhà vua bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ cũng như các Bộ trưởng không có quyền can thiệp vào hoạt động thường xuyên của cơ quan này (Malaysia có Ủy ban chống tham nhũng viết tắt là ACA, Singapore có cơ quan điều tra tham nhũng viết tắt là CPIB, Hong Kong có Ủy ban độc lập chống tham nhũng viết tắt là ICAC).
Cơ quan chống tham nhũng ở các nước theo mô hình trên có một số nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau: tiếp nhận những tố giác về các hành vi tham nhũng (chức năng phát hiện); điều tra và truy tố người có hành vi tham ô, hối lộ hoặc các vi phạm đạo đức nghề nghiệp khác trong đội ngũ công chức nhà nước (chức năng ngăn chặn và xử lý); kiểm tra, xem xét quá trình và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm phát hiện những sơ hở yếu kém, sai phạm trong quản lý mà có thể nảy sinh tham nhũng (chức năng phòng ngừa); tiến hành điều tra đối với các tội phạm mà pháp luật chống tham nhũng quy định; bắt, giữ, khám xét người có dấu hiệu hoặc có hành vi tham nhũng; ra quyết định khởi tố hoặc truy tố.
Trong quá trình xem xét, cơ quan này có quyền điều tra đặc biệt đối với các tài khoản ngân hàng, cổ phần, tài khoản mua bán, tài khoản chi tiêu và các tài khoản khác đối với những người có liên quan đến tham nhũng; có quyền bắt, khám xét, thu giữ tài liệu, kê biên tài sản của đối tượng đang bị xem xét; có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin tài liệu, làm chứng cứ cho việc giải quyết vụ án.
Tổ chức đặc biệt có chức năng chống tham nhũng trong các cơ quan bảo vệ pháp luật
Trên thế giới có khoảng 150 nước không thành lập cơ quan độc lập chống tham nhũng mà thành lập các ủy ban, đơn vị hoặc bộ phận trong cơ quan chức năng để thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng, ví dụ như Cục điều tra chống tham nhũng thuộc Bộ Tư pháp ở Đài Loan (MJIB), Cục chống tham nhũng của cơ quan Giám sát hành chính Ai Cập… [40] Các bộ phận chống tham nhũng như vậy thường mang tính độc lập và chuyên môn sâu, hầu hết các nhân viên đều là những cán bộ có trình độ, giỏi về nghiệp vụ, có bản lĩnh. Bộ phận chống tham nhũng được chia thành các đơn vị nhỏ có nhiệm vụ phòng, chống một hoặc một số loại tội phạm tham nhũng. Các đơn vị này độc lập trong hoạt động, chịu trách nhiệm từ việc lập kế hoạch đến thi hành nhiệm vụ. Ngoài ra, còn có các đơn vị nghiệp vụ, kỹ thuật, tổ chức, hành chính, văn phòng để bảo đảm hoạt động thông suốt của các cơ quan này. Khi cần thiết, các bộ phận phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác để tiến hành công việc một cách có hiệu quả nhất [41].
Tổ chức chống tham nhũng theo mô hình nêu trên có quyền tiếp nhận, tiến hành điều tra những tố cáo hoặc thông tin về tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước. Các nguồn thông tin về tham nhũng được các cơ quan này tiếp nhận 24/24 giờ trong ngày, gồm: đơn thư tố cáo của công dân (kể cả đơn thư nặc danh); báo chí hoặc các phương tiện thông tin đại chúng; từ các hoạt động giám sát, kiểm tra thường xuyên; từ tin tức, phát hiện của những trinh sát nghiệp vụ hoặc từ các nguồn khác [41].
Cơ quan chuyên trách hoặc cơ quan có thẩm quyền riêng về chống tham nhũng
các cơ quan chuyên trách về PCTN, cũng không thành lập các tổ chức đặc biệt trong các cơ quan bảo vệ pháp luật mà thực hiện thông qua một số cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm toán, giám sát… để phát hiện và điều tra tham nhũng (Ví dụ như cơ quan Thanh tra Quốc hội Thụy Điển, Cơ quan kiểm toán Thụy Điển, Ban Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc, Bộ Giám sát hành chính Trung Quốc..). Nhìn chung các cơ quan này chủ yếu chức năng phát hiện, điều tra, yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu, trả lời các chất vấn, giải trình các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra… mà không có chức năng xử lý đối với các hành vi tham nhũng. Ở các nước thành lập cơ quan chuyên trách về PCTN thì đặc biệt coi trọng tính độc lập trong tổ chức, hoạt động của nó. Bộ máy tinh gọn, liên kết chặt chẽ, chịu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, đề cao trách nhiệm của người lãnh đạo, có đội ngũ nhân viên trung thành, tinh nhuệ và được trả lương cao; có quyền năng pháp lý lớn (quyền điều tra đặc biệt) và có hệ thống pháp luật PCTN đồng bộ cũng là một yêu cầu với những cơ quan này. Đối với những nước thành lập các tổ chức đặc biệt có chức năng chống tham nhũng tại các cơ quan bảo vệ pháp luật cho thấy sự phân công, phối hợp được vận hành rất tốt, tuy nhiên tính độc lập thường không được bảo đảm. Thêm đó, uy lực của các cơ quan này thường hạn chế, vì luôn có một cơ quan có thẩm quyền cao hơn với các cơ quan đó trong hoạt động PCTN – điều mà khó tránh khỏi sự can thiệp hoặc cản trở của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác [41].
Những nước không thành lập cơ quan chuyên trách, độc lập hoặc các tổ chức đặc biệt có chức năng chống tham nhũng đều có nền kinh tế phát triển, bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh. Sự giám sát lẫn nhau của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự kiểm soát giữa các đảng phái chính trị ở những nước này đã có tác động rất lớn đến việc giảm thiểu tình trạng tham nhũng. Tuy nhiên, hiện nay do diễn biến, tính chất tham
nhũng hết sức phức tạp, các nước theo mô hình này đang có xu hướng thành lập các ủy ban hoặc cơ quan chống tham nhũng độc lập để tiến hành xem xét, điều tra hoặc tư vấn cho các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng [41].
Như vậy, hiện nay trên thế giới có nước thành lập cơ quan chuyên trách về PCTN, có nước thành lập các tổ chức đặc biệt có chức năng chống tham nhũng, có nước không thành lập cơ quan chuyên trách hoặc cơ quan có thẩm quyền riêng về PCTN nhưng lại có các thiết chế khác hỗ trợ khá đắc lực cho công cuộc PCTN ở các nước này. Với điều kiện cụ thể của nước ta thì việc xem xét áp dụng mô hình cơ quan chống tham nhũng này là điều cần thiết tuy nhiên cần phải được tính toán một cách thận trọng.
Tham khảo thêm mô hình tổ chức cơ quan PCTN một số nước trên thế giới cho thấy một cái nhìn khái quát góp phần hiểu sâu sắc hơn về cánh thức tổ chức, hoạt động và những ưu điểm, nhược điểm của mỗi mô hình tổ chức của mỗi quốc gia.
Dưới đây là cách làm của một số nước.
Xingapo
Xingapo là thành viên của ASEAN, không chỉ được ca ngợi là quốc gia có nền kinh tế phát triển mà còn được đánh giá có một chính phủ trong sạch. Xingapo có 4 kinh nghiệm chống tham nhũng khá hiệu quả như sau [43].
Một là, làm cho quan chức không dám tham nhũng. Ở
Xingapo, khi một người được tuyển vào làm công chức, quan chức chính phủ thì hàng tháng phải trích một phần tiền lương để gửi tiết kiệm. Thoạt đầu trích 5%, sau đó tăng dần. Người có chức vụ cao thì phần trăm trích gửi tiết kiệm càng lớn, có thể lên tới vài chục phần trăm lương tháng. Số tiền này do Nhà nước quản lý. Bất kỳ công chức nào, quan chức nào phạm tội tham nhũng dù nhẹ ở mức xử phạt ra
Hai là, làm cho quan chức không thể tham nhũng. Thực hiện chính sách này, Chính phủ Xingapo quy định và thực hiện mỗi năm công chức, viên chức, quan chức phải khai báo một lần với Nhà nước về tài sản của bản thân hoặc của vợ (chồng) bao gồm tiền thu nhập, tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ phiếu, đồ trang sức, ô tô, nhà cửa… Những tài sản tăng lên phải khai rõ nguồn gốc, cái gì không rõ nguồn gốc có thể coi là tham ô, tham nhũng. Nhà nước còn quy định: Quan chức chính phủ không được phép nợ nần; không được vay một khoản tiền lớn vượt quá tổng ba tháng lương.
Ba là, làm cho quan chức không cần tham nhũng. Xingapo có
chế độ trả lương chênh lệch khá cao giữa quan chức cấp cao với cấp thấp, với công chức và giữa công chức với nhân viên, công nhân. Với mức lương cao, quan chức đủ sống và chu cấp cho gia đình mà không cần tham nhũng. Hơn nữa, cách trả lương như vậy công chức và quan chức chính phủ luôn có sự so sánh: Mình được trả lương cao hơn người lao động bình thường rất nhiều. Nếu mình tham ô, tham nhũng nữa thì là kẻ vô đạo lý, mất hết liêm sỉ. Bên cạnh đó, Xingapo còn điều chỉnh lương của khu vực nhà nước ngang bằng khu vực tư nhân. Từ năm 1995, do kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao từ 7- 10%/năm, trong khi đó tiền lương trong khu vực nhà nước luôn chậm lại sau khu vực tư nhân từ hai đến ba năm, Chính phủ Xingapo đã chọn phương án tự động hoá việc xét duyệt lương các Bộ trưởng, quan toà và các công chức hàng đầu theo bản báo cáo thuế thu nhập của khu vực tư nhân, theo đó, lương của các Bộ trưởng và các viên chức cao cấp được gắn với mức lương ở vị trí tương ứng trong khu vực tư nhân. Điều này sẽ tự động làm cho thu nhập của họ tăng khi thu nhập trong khu vực tư nhân tăng.
Bốn là, làm cho quan chức không muốn tham nhũng. Ở Xingapo muốn tham nhũng một thứ gì đó, dù nhỏ cũng rất phiền hà. Điển hình như khi khách nước ngoài đến, nếu họ muốn tặng các quan chức nước chủ nhà một món quà để cảm ơn về sự đón tiếp và thắt chặt mối quan hệ thì món quà đó phải mang ý nghĩa văn hóa với giá trị tiền không nhiều. Nếu nhận quà phải báo cáo với lãnh đạo cơ quan xem xét. Phương châm và mục tiêu của việc PCTN theo hướng: Làm cho quan chức không dám, không thể, không muốn và không cần tham nhũng mà Xingapo đã làm rất có hiệu quả [43].
Hàn Quốc
Cho đến những năm 1990, tham nhũng ở Hàn Quốc vẫn còn là một trong những trở ngại chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, do vậy, người dân Hàn Quốc mong muốn Chính phủ có những giải pháp chống tham nhũng hiệu quả và cương quyết. Đáp ứng trước lời kêu gọi mạnh mẽ của nhân dân về một xã hội trong sạch và minh bạch, tháng 8/1999, Chính phủ Hàn Quốc bắt tay xây dựng các chính sách và chương trình toàn diện về chống tham nhũng, cụ thể là [48].
- Xây dựng cơ chế đăng ký và công khai tài sản của viên chức chính phủ và ban hành đạo luật về hoàn trả tài sản thu lợi bất chính vào năm 1993 nhằm ngăn chặn công chức có được tài sản thông qua các hình thức bất hợp pháp. Năm 1994, hệ thống tài chính ghi tên thật đã được xác lập, do đó việc ghi bút danh tên tài khoản ngân hàng trở thành bất hợp pháp. Biện pháp này đã giúp đưa ra ánh sáng những nguồn quỹ tài chính sai quy tắc, tiền hối lộ và các nguồn quỹ đen khác có liên quan.
- Xây dựng các luật như Luật về thủ tục hành chính, Luật về công khai thông tin của cơ quan nhà nước và Luật về quy chế hành
chính. Các luật này đều có quy định về đảm bảo được tiếp cận thông tin nhằm ngăn chặn tham nhũng bằng phương thức thể chế hoá chế độ hành chính công khai và minh bạch thông qua các thủ tục hợp lý và huỷ bỏ những quy định hành chính không cần thiết.
- Xây dựng một cơ chế “mở”, tức là tăng cường việc kiểm tra và tham gia giám sát của các đoàn thể xã hội và nhân dân với hoạt động của chính quyền địa phương. Cơ chế tăng cường thủ tục xem xét khiếu nại, tố cáo kết nối “trực tuyến” qua máy tính cũng đã được thiết lập như là một sáng kiến chống tham nhũng quan trọng trong các cơ quan hành chính, dịch vụ công và chính quyền địa phương. Nhờ cơ chế “mở”, toàn bộ thủ tục quản lý các vụ việc dân sự, từ khi tiếp nhận đến khi xử lý cuối cùng, đều được công khai trên Internet.
- Các Điều ước liêm chính cũng được sử dụng giống như một công cụ phòng chống tham nhũng trong mua sắm tài sản công. Điều ước liêm chính của thành phố Seoul là thoả thuận giữa cơ quan hành chính và các công ty nộp hồ sơ dự thầu (nếu có hối lộ thì sẽ không được giao hoặc chấp nhận dự thầu đối với các hợp đồng phục vụ mục đích công). Nếu vi phạm bất kỳ quy định nào của Điều ước thì sẽ bị cấm dự thầu trong các hợp đồng phục vụ công trình công cộng đến 2 năm. Vấn đề này đã được Tổ chức Minh bạch quốc tế khuyến khích, ngoài ra Hàn Quốc cũng tích cực tham gia Hiệp định phòng chống hối lộ OECD và ban hành các luật có liên quan như Đạo luật phòng chống rửa tiền và áp dụng hệ thống công tố đặc biệt với mục đích chống tham nhũng.
- Năm 2000, Chính phủ Hàn Quốc, được sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, đã thực hiện một loạt biện pháp toàn diện lần thứ hai
với mục đích xử lý các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng mà trước đây chưa từng giải quyết, bao gồm: Hệ thống các trường phổ thông, thủ tục mua sắm tài sản, chi tiêu của Chính phủ và tiếp cận thông tin. Do đó, nhận thức về mức độ tham nhũng gần đây đã được cải thiện, một phần do vấn đề này được quan tâm nhiều hơn