Một số kinh nghiệm sử dụng tập quán pháp của các nước trong khu vực và trên thế giới trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Một phần của tài liệu Luật tục với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam (Trang 90)

trong khu vực và trên thế giới trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Để nâng cao hiệu quả quản lý tổ chức ở địa phương, một số nước trong khu vực cũng như trên thế giới đã sử dụng hiệu quả tập quán pháp trong vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường.

ở Trung Quốc, Nhà nước trao cho chính quyền địa phương thẩm quyền xây dựng và ban hành hương ước, Luật tục, những quy định về một số vấn đề nhất định và chỉ có hiệu lực trong phạm vi một đơn vị dân cư, phù hợp với các quy định của pháp luật nhà nước. Đây chỉ là công cụ tự quản ở địa phương chứ không phải là pháp luật.

ở Inđônêxia (Luật Ađat) [67] , Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của Luật tục và coi Luật tục như là một bộ phận của pháp luật. Luật tục trong trường hợp này điều chỉnh các quan hệ xã hội với tư cách là pháp luật, nhưng chỉ có hiệu lực trong phạm vi địa phương. Giữa Luật tục và luật pháp nhà nước có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ: Pháp luật chỉ giải quyết những vấn đề phát sinh ở địa phương khi Luật tục không giải quyết được, và ngay cả trong trường hợp này, pháp luật cũng phải tính đến các quy định của Luật tục.

Còn ở các nước mà phong tục tập quán là một nguồn quan trọng của pháp luật (như nước Anh), Nhà nước xem xét các phong tục ,tập quán, nếu thấy phù hợp với lợi ích chung của giai cấp thống trị và với tiến trình phát triển của xã hội thì Nhà nước thừa nhận và ghi nhận nó như một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật.

ở nước ta, trong thời kỳ thuộc Pháp, thực dân Pháp đã tổ chức thu thập và hiệu chỉnh các Luật tục của đồng bào Tây Nguyên, biên dịch thành sách phát hành trong các buôn làng. Trong các bản Luật tục này, người Pháp đã lồng ghép những nội dung và điều luật phục vu cho việc cai trị của họ. Và họ cũng thành lập Toà án phong tục ở Tây Nguyên để xét xử những vụ việc vi phạm Luật tục và luật pháp nếu người vi phạm là người dân tộc ít người.

Sau đó, chính quyền ngụy Sài Gòn cũng tiếp tục duy trì Toà án phong tục này ở cấp tỉnh và quận. Luật tục cũng được chính quyền cai trị thừa nhận cùng với một số quy định bổ sung nhằm phục vụ cho sự thống trị của họ.

Như vậy, Luật tục có một vị trí rất quan trong trong việc quản lý, cai trị đất nước ở một số nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luật tục với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam (Trang 90)