thì chúng ta cũng không nên bỏ qua hay xem thường những quy định mà đã từng có hiệu lực rất cao ở các cộng đồng dân tộc.
Như vậy, việc tách bạch vai trò bổ sung và hỗ trợ của Luật tục trong mối quan hệ với pháp luật chỉ có tính chất tương đối. Trong thực tế, nhất là trong vực bảo vệ tài nguyên môi trường, các giá trị này của Luật tục luôn hoà quyện vào nhau trong mối quan hệ chặt chẽ. Nhưng cũng cần khẳng định rằng, vai trò và giá trị hỗ trợ, bổ sung của Luật tục dù lớn đến đâu cũng không vượt qua vai trò chủ đạo và hiệu lực tối cao của pháp luật. Vì vậy, việc tiếp thu, kế thừa và phát huy giá trị của Luật tục phải đảm bảo không mâu thuẫn với các nguyên tắc của pháp luật, phải phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, văn hoá chung của đất nước.
3.2. Vấn đề kế thừa và duy trì Luật tục trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam thiện hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam
3.2.1. Sự phát triển của hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường trường
Sau năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mới ra đời còn gặp nhiều khó khăn, đất nước chưa ổn định về mọi mặt, chiến tranh lại thường xuyên xảy ra, do đó trong thời gian này vấn đề môi trường chưa được chưa được quan tâm. Trong giai đoạn này, Luật bảo vệ môi trường với tư cách là một ngành luật riêng chưa xuất hiện, vấn đề sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường chỉ được quy định riêng lẻ, không đồng bộ ở các văn bản pháp luật, như Sắc lệnh số 142 của Chủ tịch nước ban hành ngày 21/12/1946 quy định
về việc kiểm soát việc bảo vệ rừng. Tiếp đó, là Nghị quyết 36/CP ngày 11/03/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất; Pháp lệnh bảo vệ rừng ban hành ngày 11/09/1972.
Đến năm 1980, đất nước dần được ổn định và phát triển, vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đã được quan tâm chú ý. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp 1980 đã dành riêng một điều trong chương 2 (Điều 36) quy định việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, quy định vấn đề quản lý nhà nước về môi trường. “Các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải thiện và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống” [20, 88].
Trong giai đoạn này, các văn bản pháp luật môi trường chủ yếu xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước về môi trường. Hơn nữa, các quy định này lại nằm rải rác trong các văn bản pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội khác, do đó tính tập trung, thống nhất không cao. Nói chung luật pháp về môi trường ở nước ta giai đoạn này còn kém phát triển do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, sự phát triển kinh tế cũng như các hoạt động khai thác tài nguyên, huỷ hoại môi trường chưa đến mức làm suy thoái, ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Thực trạng tài nguyên và môi trường chưa trực tiếp đe doạ, tác động sâu sắc đến sản xuất và đời sống con người. Trong giai đoạn này, với cơ chế như vậy không chỉ pháp luật về bảo vệ môi trường chưa phát triển mà cả các loại hình luật pháp ở các lĩnh vực kinh tế – xã hội khác cũng chưa phát triển.
Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới kinh tế đã tạo ra một số thành tựu kinh tế xã hội đáng kể. Việc khai thác tài nguyên môi trường cũng tăng lên với tốc độ nhanh hơn, dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Cùng với sự biến đổi đó, Pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường
cũng từng bước được hoàn thiện. Quốc hội đã ban hành một số luật điều chỉnh các lĩnh vực kinh tế – xã hội, trong đó có nội dung bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái như Luật dầu khí, Luật đất đai, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật khoáng sản, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam....
Đặc biệt, Điều 17 và Điều 29 Hiến pháp 1992 đã đưa việc bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ hiến định. Đây là cơ sở gốc, luật gốc cho việc ban hành các luật và nghị định khác về bảo vệ tài nguyên môi trường.
Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hó, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân” [20, 142].
Điều 29 “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường”. [20, 145-146].
Trên cơ sở Hiến định về tài nguyên môi trường như vậy, Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 1993, đây là quy định pháp luật cao nhất của Nhà nước về môi trường. Luật đã xác định khái niệm môi trường và các yếu tố của nó, xác định nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quy định các nguyên tắc hoạt động, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức , cá nhân trong việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, xác định mức độ, hình
thức khen thưởng và xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường, kêu gọi hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường.
Cùng với việc ban hành Luật bảo vệ môi trường, các cơ quan Nhà nước có liên quan cũng ban hành hàng loạt các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường với những quy định chi tiết, cụ thể hoá, hướng dẫn thực hiện luật bảo vệ môi trường.
Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn Nhà nước ta đã xây dựng được một hệ thống khá đồ sộ của các văn bản pháp luật điều chỉnh các hành vi khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường của các tổ chức kinh tế và công dân. Đó là một thành tựu lớn trong lĩnh vực pháp luật hoá việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây Việt Nam đã tạo được mối quan hệ rất chặt chẽ với các nước trên thế giới trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường. Việt Nam đã ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về môi trường như Công ước về vùng đất ngập mặn (RAMSAR), Công ước liên quan đến bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên, Công ước về buôn bán các giống loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển (MARPOL), Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, Công ước đa dạng sinh học, Công ước Balơ về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và loại bỏ chúng....
Tóm lại, mặc dù hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường của nước ta mới đang trong giai đoạn hoàn thiện, song với một hệ thống luật và các văn bản dưới luật được ban hành như vậy, Việt Nam có một cơ sở pháp luật vững chắc điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và sử dụng hầu hết các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, việc ban hành được luật là bước rất quan trọng nhưng việc thực hiện theo luật, đưa luật vào cuộc sống lại là điều quan trọng hơn. Nhìn một cách tổng quát và nhất là trước những yêu càu mới của sự phát triển kinh tế xã hội thì dễ thấy pháp luật về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường của nước ta còn nhiều nhược điểm. Các văn bản pháp luật chưa được xác lập như một hệ thống vì còn thiếu một quan điểm thống nhất và khoa học về sử dụng và khai thác tài nguyên và môi trường, thiếu những quy định cơ bản và mang tính chất nguyên tắc trong việc điều chỉnh những quan hệ xã hội nảy sinh trong lĩnh vực này. Việc thực thi pháp luật còn yếu, hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường còn thiếu tính cụ thể trong các điều luật.
Với những hạn chế như vậy, trong thời gian vừa qua tình trạng xâm hại tài nguyên môi trường các loại vẫn ngày một tăng, môi trường đô thị, nông thôn bị ô nhiễm nặng nề, hiện trạng môi trường không có gì được cải thiện như báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Rừng và các tài nguyên khác bị xâm hại nghiêm trọng, môi trường đô thị, nơi tập trung công nghiệp và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng nề” [34]
Trước những tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp khắc phục như tăng cường việc xây dựng các luật và nghị định hướng dẫn về bảo vệ tài nguyên, môi trường, đưa công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường vào cuộc sống, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường, tăng cường đầu tư công tác bảo vệ môi trường, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế.... Nhiều đề tài nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng và thể chế luật pháp môi trường, xây dựng kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững, Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học.... Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên có các chương trình phóng sự phản ánh tình hình khai thác và sử dụng bừa bãi tài nguyên thiên
nhiên và môi trường, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ tài nguyên môi trường
Như vậy, để bảo vệ được môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên thì “phương thức tốt nhất là đảm bảo sự tham gia của tất cả công dân liên quan tùy vào nước của họ” (Điều 10, Tuyên ngôn RERIO về môi trường và phát triển). Đó chính là cơ sở để nâng cao hiệu lực của luật pháp.
Như chúng ta đã biết, một hệ thống pháp luật có hoàn chỉnh đến đâu vẫn chưa có thể đem lại hiệu quả cao nếu như những quy định của nó vẫn chưa biến thành tình cảm, thói quen, niềm tin của đại bộ phận nhân dân. Trongkhi đó, đã từ rất lâu ở các dân tộc ít người miền núi nước ta đã có những phong tục tập quán, luật lệ (Luật tục) đáp ứng được những yêu cầu đó. Đã bao đời nay những Luật tục đó đã ăn sâu vào trong tâm thức của từng con người trong cộng đồng và biến thành tình cảm, thói quen, niềm tin do cộng đồng họ sáng lập (do dân), vì lợi ích cộng đồng (vì dân) mà mỗi thành viên trong cộng đồng (công dân tự giác thực hiện và có trách nhiệm bảo vệ nó. Vì vậy, trong xã hội hiện nay, muốn luật pháp nói chung cũng như pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường thấm sâu vào các dân tộc ít người thì phải biết kết hợp với Luật tục, huy động tinh hoa của Luật tục để cùng với pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.