Vấn đề kế thừa, duy trì Luật tục trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường.

Một phần của tài liệu Luật tục với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam (Trang 86)

hoàn thiện pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường.

Luật tục là hiện tượng lịch sử về quan hệ xã hội của các dân tộc ít người có ý nghĩa rất quan trọng đến vấn đề dân tộc học, xã hội học, luật pháp quốc gia. Luật tục được coi là công cụ tự quản trong các làng, bản, cộng đồng dân tộc. Trước những yêu cầu bức bách và phát triển của xã hội, về việc bảo

vệ các nguồn tài nguyên môi trường, từ những yêu cầu thực tế cần được nghiên cứu, đánh giá, chọn lọc về giá trị, vai trò, nội dung của Luật tục, đặt ra các chính sách bảo tồn, kế thừa, duy trì Luật tục là cần thiết. Nghị quyết Trung ương V đã ghi rõ là cần khuyến khích việc xây dựng hương ước và khuyến khích áp dụng và kế thừa những tinh hoa, giá trị tốt đẹp của Luật tục [30].

Thông qua các hoạt động xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường, nhà nước có thể thừa nhận một số quy định của Luật tục về bảo vệ tài nguyên môi trường như là một công cụ tự quản trong lĩnh vực này. Việc thừa nhận này phải theo quan điểm: thừa nhận và phát huy những yếu tố tích cực (thuần phong mỹ tục), khắc phục những yếu tố tiêu cực (hủ tục) trong Luật tục và Nhà nước nêu ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh việc tự quản xã hội nói chung và vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường.

Nhà nước cần phải nghiên cứu tìm ra phương thức tác động thích hợp đối với việc tự quản bằng Luật tục ở vùng đồng bào dân tộc ít người như Nhà nước có chính sách hỗ trợ để đồng bào dân tộc ít người phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho đồng bào định canh định cư, kết hợp phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, nâng cao trình độ của các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong xã hội làm chỗ dựa, làm hạt nhân cho hoạt động tự quản. Làm thế nào để đồng bào các dân tộc tự nhận thức được các giá trị tốt đẹp của Luật tục cũng như các nội dung lạc hậu, mê tín dị đoan trái pháp luật, xoá bỏ những nội dung Luật tục không phù hợp và tự giác thực hiện pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh việc tuyên truyền pháp luật, trên cơ sở các quy định của Luật tục về vệc bảo vệ tài nguyên môi trường, Nhà nước có thể sưu tầm, biên soạn lại theo hướng “gạn đục, khơi trong”, có sự xem , phê duyệt của các cơ quan

nhà nước có thẩm quyền và cho áp dụng những nội dung tích cực của Luật tục như một công cụ tự quản.

Nhà nước nên chú ý, quan tâm hướng dẫn, tạo điều kiện cho các bản, làng, nghiên cứu xây dựng quy ước của buôn, bản, làng mà một phần quan trọng là kế thừa, tiếp thu di sản, tinh hoa của Luật tục trước đây.

Ngoài vấn đề trên, để kế thừa, duy trì Luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường Nhà nước còn có thể thừa nhận các quy định của Luật tục (quy phạm phong tục, tập quán) và “đề lên thành luật” những quy định phù hợp với mục đích quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường của Nhà nước.

Nhà nước cũng cần phải thực hiện phương thức “pháp luật hoá” bằng các quy định mang tính khái quát đối với việc bảo vệ tài nguyên môi trường như như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, ví dụ: như Điều 4 Bộ luật dân sự của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Việc xác lập, thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp ...” hoặc Điều 14: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận, thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”... [5, 14].

Trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường cũng vậy, có rất nhiều nội dung tích cực của Luật tục đang có hiệu lực ở nhiều dân tộc, nhiều địa phương nhưng chưa được hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường quy định áp dụng tương tự như điều 14 Bộ luật dân sự.

Trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, việc tiếp tục sử dụng Luật tục để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường ở cộng đồng các dân tộc miền núi là cần thiết, nhưng phải có chọn lọc và cách thức sử dụng phù hợp. Trước hết cần phải xác định phạm vi các qui định của Luật tục có thể tiếp thu, kế thừa, duy trì và phải đáp

ứng các yêu cầu: không trái với tinh thần của pháp luật. Chỉ nên áp dụng Luật tục trong những trường hợp quy định tương ứng của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường (nếu có) chưa thể hoặc khó xâm nhập vào đời sống thực tế của cộng đồng các dân tộc ít người miền núi. Sự kết hợp này thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và phát huy hiệu quả cao trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường.

Thực tế cho thấy rằng hiện nay ở các địa phương, việc kế thừa, duy trì Luật tục về bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái cũng như việc kết hợp giữa Luật tục và luật pháp nhà nước trong lĩnh vực này đã được thực hiện.

Đó là việc các vùng dân tộc ít người miền núi, các vùng nông thôn đã bắt đầu tiến hành soạn thảo quy ước nông thôn mới, quy ước buôn, làng, bản mới và đang đưa nó vào hoạt động, thực tiễn đã mang lại hiệu quả tốt.

Đó là việc trợ giúp pháp lý cho đồng bào các dân tộc ít người miền núi, mà thực chất là phổ biến luật pháp Nhà nước nói chung cũng như các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái xuống các địa phương và phát huy tốt yếu tố tích cực của Luật tục trong các lĩnh vực này.

Đó là việc hình thành tổ hoà giải ở cấp cơ sở, dựa vào Luật tục và luật pháp nhà nước để điều hoà các mối quan hệ xã hội ở nông thôn. Trong đó vấn đề sở hữu đất đai, quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên là rất quan trọng.

Đó cũng là chủ trương phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, phát huy vai trò của trưởng thôn trong việc quản lý xã hội cũng như quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái, một trong những vấn đề liên quan và gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của cộng đồng các dân tộc ít người miền núi.

Như vậy, quá trình tiếp thu, kế thừa và phát huy giá trị của Luật tục nói chung là một quá trình lâu dài và phức tạp. Vì vậy, trong quá trình thực hiện

cần phải xây dựng một cơ chế sử dụng và cải biến Luật tục linh hoạt, có khả năng thích ứng cao trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Trên tinh thần đó, việc tiến hành xây dựng Luật Dân tộc là rất cần thiết, trong luật này nền dành một phần để quy định những nguyên tắc chung về sử dụng Luật tục bao gồm việc thừa nhận các quy định không phù hợp và các cách thức, mức độ sử dụng các quy định không phù hợp và từ đó rút ra những nét đặc thù trong đời sống xã hôị và văn hoá của các dân tộc ít người miền núi từ Luật tục thể hiện trong Luật Dân tộc thì chắc chắn Bộ luật Dân tộc sẽ sát thực và mang lại hiệu quả trong thực thi và thúc đẩy sự phát triển của các dân tộc ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luật tục với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam (Trang 86)