Tính hiệu quả củaLuật tục trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Một phần của tài liệu Luật tục với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam (Trang 38)

bắt, …. Những tri thức này đã được định hình và trở thành nguyên tắc sống, lẽ sống của con người trong cộng đồng và có vai trò quan trọng trong việc ứng xử, quản lý và bảo vệ, khai thác tài nguyên, môi trường.

2.3. Tính hiệu quả của Luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. trường.

Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái có một vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của các dân tộc ít người ở Việt Nam như đã phân tích ở phần trên. Vì vậy, trong các bộ Luật tục của các dân tộc ít người ở Việt Nam, ngoài việc quy định các vấn đề xã hội, quản lý cộng đồng thì vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái cũng được quy định rất cụ thể. Như chúng ta biết, bản thân các bộ Luật tục là một kho tàng phong phú tri thức về tài nguyên môi trường sinh thái. Đó là các tri thức về đất đai, rừng núi, động thực vật... những tri thức đó được chắt lọc, đúc rút thành kinh nghiệm và sự hiểu biết hàng nghìn đời của các dân tộc ít người.

Nhận thức được vị trí , vai trò của của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người, các dân tộc ít người luôn đặt bản thân mình ngang hàng và hoà mình vào thiên nhiên. Cho nên các điều khoản của Luật tục luôn mang yếu tố hoà đồng, tôn trọng tự nhiên, coi các lực lượng trong tự nhiên là người bạn tin cậy. Vì thế, cách ứng xử ở đây không phải là sự chinh phục, khuất

phục các lực lượng tự nhiên, tàn phá, huỷ diệt tự nhiên mà là sự hoà đồng trong thế cân bằng, hài hoà.

Hơn nữa để bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái các dân tộc ít người thường "thiêng hoá" các lực lượng trong tự nhiên, coi các lực lượng đó đều có linh hồn, có sức sống. Cho nên, đồng bào ứng xử với thiên nhiên không phải là với vật vô tri, vô giác.

Luật tục các dân tộc ít người còn thể hiện cái nhìn nhân văn với các lực lượng trong tự nhiên. Đồng bào coi việc phá hoại, làm ô ế đất đai, sông suối, nguồn nước, cỏ cây là sự xúc phạm tới thần linh. Chính từ quan điểm đó đã khiến cách ứng xử của con người với thiên nhiên chan chứa tính nhân văn, ngăn chặn sự phá hoại vô ý thức của con người đối với thiên nhiên thông qua

Một phần của tài liệu Luật tục với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam (Trang 38)