Vai trò của thương hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần B.O.O nước Thủ Đức (Trang 25)

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều khó tránh khỏi, mang tính quy luật tất yếu. Giá trị cốt lõi của sản phẩm ngày càng gần nhau thì thương hiệu là chìa khóa tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Thương hiệu có thể mang lại cho sản phẩm những đặc tính và thuộc tính riêng có, nhằm phân biệt nó với những sản phẩm khác. Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện. Lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng cho phép doanh nghiệp dự báo và kiểm soát thị trường.

Hơn nữa, nó tạo nên một rào cản gây khó khăn cho các doanh nghiệp khác muốn xâm nhập thị trường. Chính thương hiệu làm tăng thêm giá trị của sản phẩm, làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, và do đó cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng quyết liệt. Mặc dù các quy trình sản xuất và các thiết kế sản phẩm có thể dễ dàng bị sao chép lại, nhưng những ấn tượng ăn sâu trong lòng người tiêu dùng qua nhiều năm về sản phẩm thì không thể dễ dàng bị sao chép. Về khía cạnh này, thương hiệu có thể được coi như một cách thức hữu hiệu để bảo đảm lợi thế cạnh tranh.

12

Đối với các doanh nghiệp, ngoài việc đáp ứng mục đích nhận diện sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc, thương hiệu còn cho phép công ty bảo vệ hợp pháp những đặc điểm, hình thức đặc trưng riêng có của sản phẩm. Thương hiệu có thể được bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ, đem lại tư cách hợp pháp cho người sở hữu thương hiệu.

Điều này đảm bảo rằng công ty có thể đầu tư một cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhanh từ một tài sản đáng giá

Một phần của tài liệu Luận văn: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần B.O.O nước Thủ Đức (Trang 25)