Thực tiễn áp dụng các quy định về lỗi trong việc phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 47)

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

2.1.2.Thực tiễn áp dụng các quy định về lỗi trong việc phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác

phạm với vi phạm pháp luật khác

Lỗi là một khái niệm chúng ta có thể gặp hàng ngày trong đời sống: Việc mắc lỗi trong công việc; mắc lỗi trong cư xử với những người xung quanh; mắc lỗi trong các hợp đồng kinh tế, dân sự; …; mắc lỗi trong việc vi phạm pháp luật hành chính, hình sự, dân sự,…Như vậy lỗi là một khái niệm mới nghe tưởng chừng ai cũng biết và cũng hiểu sâu sắc về nó. Nhưng trong VPPL hình sự thì lỗi là một yếu tố vô cùng quan trọng và hiểu sao cho đúng và thấu đáo lỗi của người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ có thể xác định người đó có lỗi hình sự hay không hay chỉ là lỗi trong các vi phạm pháp luật phi hình sự khác hay đó chỉ là việc mắc lỗi trong các quan hệ xã hội thông thường: Tục lệ, thói quen, …Như vậy, lỗi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định tội phạm với vi phạm pháp luật khác.

Lỗi hình sự là một trong những điều kiện bắt buộc của TNHS, đồng

thời là thái độ tâm lý của người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm mà người đó thực hiện và hậu quả do hành vi ấy gây nên dưói hình thức cố ý hoặc vô ý.[22,422]

Lỗi hình sự khác với lỗi trong vi phạm pháp luật khác: như lỗi trong hành chính, lỗi trong dân sự, lỗi trong kinh tế…

Người có lỗi trong tội phạm là người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS và đã cố ý hoặc vô ý thực hiện (bằng hành động hoặc không hành động) hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Một người bị coi là có lỗi trong tội phạm (và phải chịu TNHS) chỉ khi nào có tổng hợp đầy đủ

năm dấu hiệu của một chủ thể của tội phạm (tương ứng với năm điều kiện của TNHS), tức là người đó phải: 1) có năng lực TNHS, 2) đủ tuổi chịu TNHS, 3) cố ý hoặc vô ý thực hiện một hành vi, 4) hành vi ấy phải nguy hiểm cho xã hội và, 5) phải bị luật hình sự cấm - bị BLHS coi là tội phạm. Chỉ người nào có lỗi trong tội phạm mới có thể bị Toà án coi là người có tội và phải chịu biện pháp cưỡng chế của Nhà nước về mặt pháp lý hình sự do PLHS quy định.

Như vậy, lỗi trong tội phạm là yếu tố vô cùng quan trọng và việc xác định đúng lỗi của chủ thể trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm sẽ giúp cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án phân biệt hành vi có tính chất tội phạm với hành vi không có tính chất tội phạm. Phân biệt được lỗi trong hình sự với lỗi trong vi phạm pháp luật khác có ý nghĩa trong việc xác định một người có phải là tội phạm hay không, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt do pháp luật hình sự quy định hay không hay chỉ là vi phạm pháp luật hành chính, dân sự, kinh tế…Ngoài ra, xác định việc đúng lỗi còn khiến người có lỗi nhận ra sai lầm của mình và biết được sai làm của mình đến mức độ nào và phải chiu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi mà chủ thể mắc phải. Phải chịu trách nhiệm hình sự rất khác với việc chịu các trách nhiệm pháp lý khác do vậy các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án cần phải đặc biệt chú ý để tránh bỏ lọt tội phạm cũng như gây oan cho người vô tội để tạo niềm tin của người dân vào Nhà nước và Pháp luật. Sau đây là ví dụ để ta thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng các quy định về lỗi trong việc phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác:

Nguyễn Văn T trú tại huyện L, tỉnh K. Ngày 15/10/2003, T điều khiển xe mô tô hiệu Super Dream (100cm3) không có giấy phép lái xe, khi đến tại ngã ba thị trấn huyện L, quan sát thấy xe của Hoàng Văn B cách khá xa (khoảng vài chục mét) nên T đã điều khiển xe chạy sang bên kia đường, xe

của T đã đâm vào xe mô tô hiệu Wave (100cm3) do Hoàng Văn B điều khiển, hậu quả là B chết trên đường vào bệnh viện, còn T thì bị thương nhẹ. Nguyên nhân của vụ tai nạn xác định được là do B lái xe (có hơi men) chạy quá nhanh, không xử lý kịp nên đã đâm vào xe của T, xảy ra tai nạn.

Cơ quan điều tra công an huyện L, tỉnh K khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với huyện về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo điểm a khoản 2 Điều 202 BLHS, do T điều khiển xe môtô không có giấy phép lái xe gây ra tai nạn. Vụ án này trong quá trình điều tra đã tồn tại hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất thì đồng ý với Cơ quan điều tra, khởi tố T về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo điểm a khoản 2 Điều 202 BLHS là có cơ sở. Quan điểm thứ hai thì cho rằng hành vi của T không cấu thành tội phạm, vì mặc dù T điều khiển xe môtô không có giấy phép lái xe nhưng T không có lỗi trong việc gây ra tai nạn dẫn đến cái chết đối với B. Lỗi của vụ tai nạn trên được xác định là hoàn toàn do B (đang có hơi men) chạy xe quá tốc độ, không xử lý kịp.

Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự:

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì bị phạt tiền năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm: (a) không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định…

Với quan điểm thứ nhất là T điều khiển xe mô tô mà không có giấy phép lái là có lỗi và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tôi không đồng ý với ý kiến này, T điều khiển xe môtô mà không có giấy phép lái xe là vi phạm quy

định về an toàn giao thông đường bộ (khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ), đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì T không đủ điều kiện điều khiển xe môtô nhưng T vẫn điều khiển thì hành vi của T có thể gây ra tai nạn bất cứ lúc nào; nhưng trong vụ án này thì T không có lỗi trong việc gây ra tai nạn, có nghĩa là T không phải là người gây ra tai nạn, có nghĩa là T không phải là người gây ra cái chết cho B mà chính do lỗi của B đã gây ra cái chết của mình do điều khiển xe vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ (điều khiển xe trong khi say rượu, chạy xe quá tốc độ cho phép. Lỗi của T ở đây chỉ là lỗi trong vi phạm pháp luật hành chính chứ không phải lỗi hình sự.

Với quan điểm thứ hai là hành vi của T chưa cấu thành tội phạm vì thiếu yếu tố lỗi là hoàn toàn thỏa đáng bởi tai nạn xảy ra là do lỗi của B, B chạy xe quá tốc độ, không xử lý kịp nên để xảy ra tai nạn. Lỗi của B mới là lỗi hình sự. T khi sang đường có quan sát, vì thấy xe của B còn ở cách xa, nếu xe của B chạy với tốc độ cho phép thì xe của T sẽ sang được bên kia đường mà không xảy ra tai nạn. Ở đây xe của B chạy quá nhanh, T không lường trước được điều đó, và lỗi trong vụ tai nạn này là hoàn toàn do B. Lỗi của T trong vụ án này là lỗi hành chính chứ không phải lỗi hình sự. Tôi đồng ý với quan điểm này.

Như vậy, qua ví dụ trên ta có thể thấy lỗi do vi phạm các quy định về an toàn giao thông (lỗi hành chính) khác hoàn toàn so với lỗi trong việc gây ra tai nạn (lỗi hình sự). Qua việc xác định đúng yếu tố lỗi ta có thể xác định chủ thể đó có vi phạm pháp luật hình sự hay không hay chỉ là vi phạm các quy phạm pháp luật khác phi hình sự.

BLHS nước ta vẫn chưa quy định về dấu hiệu lỗi một cách rõ ràng và thống nhất do vậy dẫn đến rất nhiều trường hợp oan sai trong hình sự. Đã có

rất nhiều người bị kết tội oan khi khi họ không có lỗi hình sự nhưng lại bắt họ phải chịu TNHS ngược lại có rất nhiều người lẽ ra phải chịu TNHS (sự trừng phạt nghiêm khắc hơn của pháp luật) nhưng vì các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án đã không thể xác định được chính xác lỗi của họ hoặc quy định Pháp luật hình sự về tội đó còn quy định quá sơ sài chưa đủ căn cứ để cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án buộc họ phải chịu TNHS và họ đã không phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào hoặc chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý phi hình sự (sự trừng phạt ít nghiêm khắc hơn TNHS).

Một phần của tài liệu Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm (Trang 47)